khac_CLUB
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

khac_CLUB

Câu Lạc Bộ sáng tác truyện tranh TP.HCM
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử

Go down 
Tác giảThông điệp
Thỏ
MOD
MOD
Thỏ


Tổng số bài gửi : 33
Join date : 01/12/2010
Age : 34
Đến từ : tp. HCM

Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử Empty
Bài gửiTiêu đề: Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử   Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử I_icon_minitimeThu Dec 02, 2010 8:11 pm

Tổng quát
Những loại quần áo thông dụng nhất: - áo dài + khăn đóng ( còn gọi là khăn xêp.). Đây là bộ áothịnh hành nhất.- áo tứ thân + khăn vuông, khăn mỏ quạ, nón quai thao - áo bà ba - áo nhà sư ( cái này thuộc tôn giáo nhiều hơn, nhưng thôi,bỏ vào luôn)- yếm.Sau phần bộ quần áo, dưới đây là những kiểu tóc, nón, áo lẻmà hầu như có thể mặc riêng thế nào cũng được.Các kiểu tóc: - búi tóc ( thịnh hành nhất)- tóc ngắn.- đầu trọc ( chỉ thịnh hành đến cuối thời Lý – Trần).- thắt một chiếc khăn quanh đầu, thắt gút ngay giữa trán.Các kiểu nón: - nón lá ( rất nhiều kích cỡ, chất liệu)Quần: - váy- khốThắt Lưng: - Thắt lưng baoGiày dép: đến nay vẫn chưa thể xác định kiểu giàydép nào là thịnh hành nhất thời xưa.- đi chân đất- dép ( có 1 loại gọi là dép da trâu, dép dừa, dép cói)- guốc( guốc gỗ)- hài ( chỉ có ở phụ nữ)- giày daChất liệu: - tơ tằm- tơ chuối- tơ đay, tơ gai- the, lụa- bôngMàu sắc: hầu như không thể chắc chắn vì mỗi thờitriều đình quy định dân chúng chỉ được mặc những màu nhất định. Nhưng dựa theo1 số sách thì dân 3 miền mặc những loại màu sau đây. Thông tin này chỉ có tínhtham khảo:- Bắc: nâu, gụ- Trung: tía- Nam: đenKhác: - nhuộm răng- xăm mình Bonus: Trang phục quân đội cổ: Nón: - Tứ Phương Bình Đỉnh- Đầu Mâu- Một số loại nón lá Giáp: - sử dụng rất thông dụng loại hộ tâm phiến, 1 loại phiếngiáp hình vuông hoặc chữ nhật che trước ngực.Khiên: - khiên hình tròn- mộc hình thoi Có sách nói võ tướng thời Trần hay đeo nhạc ( lục lạc) trênngười để phát ra tiếng xóc như vó ngựa. Trang phục quân đội cổ ( thời Văn Lang, Âu Lạc):Nón: - một loại nón tết rất nhiều lông chim cao vút lên ở phầntrước trán.Giáp: - sử dụng rất thông dụng loại hộ tâm phiến, 1 loại phiếngiáp hình vuông hoặc chữ nhật che trước ngực.Áo: - Áo không tay chui đầu hoặc áo không tay cài cúc bên trái.Cụ thể
Những loại quần áo thông dụng nhất: - áo dài + khăn đóng( còn gọi là khăn xêp.). Đây là bộ áo thịnh hành nhất.áo ngũ thân, 1 cải tiến từ áo tứ thân, là tiền thân áo dài: Hình chụp năm 1904Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử Ao_ngu_than1904Áo dài: có thể mặc cùng nón lá hoặc khăn đóng
Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử Aodai1

Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử KhandongnuBảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử AodaikhanxepBảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử Aodai2

Khăn đóng ( khăn xếp):
Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử Khandongsample
- áo tứ thân + khănvuông, khăn mỏ quạ + nón quai thao Áo tứ thân: Trong hình là 1 bộ hoàn chỉnh. 2 người phụ nữ mặc áo tứ thân, đầu đội khăn vuông, tay cầm nón quai thao.Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử Aotuthankhăn vuông, khăn mỏ quạ:
Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử KhanmoquaBảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử Tu-thannón quaithao: Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử Nonquaithaocách đội nón:Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử Aotuthan- áo bà ba Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử Nonla2Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử Aobaba - áo nhà sư
Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử Su- yếm.Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử Yem

Các kiểu tóc: - búi tóc ( thịnhhành nhất):
búi tóc hình khối to tròn sau gáy:Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử Buitoc1tóc đuôi gà:Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử Duoiga-1tóc đuôi gà ngang tai:Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử Tocduoigangangtai- tóc ngắn:
- đầu trọc- thắt một chiếc khănquanh đầu, thắt gút ngay giữa trán:
Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử ChitkhanCác kiểu nón: - nón lá
Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử NonlaQuần: - váy: - khố:
Thắt Lưng: - Thắt lưng bao:
Giày dép: đến nay vẫn chưa thể xác định kiểu giàydép nào là thịnh hành nhất thời xưa.- đi chân đất- dép ( có 1 loại gọi là dép da trâu, dép dừa, dép cói)- guốc( guốc gỗ)- hài ( chỉ có ở phụ nữ)- giày da
Khác: - nhuộm răng:
Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử Tn_ba5_575- xăm mình:
Bonus: Trang phục quân đội cổ: Nón: - Tứ Phương Bình Đỉnh:
Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử Tuphuong4- Đầu Mâu: Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử Daumau1hình dưới chỉ nên xem mấy cái mũ đầu mâu, phần giáp phục xin bỏ qua đừng để ý đến bởi vì nó vẽ sai. Cha ông ta không thường dùng loại giáp kết mảnh như Tàu như trong hình này vẽ đâu.
Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử Daumau3- Một số loại nón lá:
Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử Maloi2Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử Maloi1Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử Tonkin_linh_thuGiáp:Hộ tâm phiến:
Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử 1-2Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử 4-2Khiên: - khiên hình tròn: Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử ThatlungvaiBảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử Khientrondong- mộc hình thoi: Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử Khienthoibanggo Có sách nói võ tướng thời Trần hay đeo nhạc ( lục lạc) trênngười để phát ra tiếng xóc như vó ngựa. Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử Luclab1c

Trang phục quân đội cổ ( thời Văn Lang, Âu Lạc):Nón: - một loại nón tết rất nhiều lông chim cao vút lên ở phầntrước trán. Trong hình là 1 loại nón kim loại, cách tân từ ý tưởng loại nón này
Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử Nonlongchim2Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử NonlongchimGiáp: Hộ tâm phiến:
Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử HotamphienBảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử HotamphienVanLangÁo: - Áo không tay chui đầu hoặc áo không tay cài cúc bên trái.Chi tiết
Những loại quần áo thông dụng nhất: - áo dài + khăn đóng( còn gọi là khăn xêp.). Đây là bộ áo thịnh hành nhất.Áo dài: cho đến nay là loại trang phục truyền thốngphổ biến nhất Việt Nam ,mọi nam nữ, tuổi tác đều có thể mặc nó. Áo dài có xuất xứ từ thời cổ. Không thể xác định chính xácáo dài chính thức xuất hiện vào lúc nào. Điều duy nhất ta có thể khẳng định làáo dài là một trang phục được sáng tạo dựa trên nền của các loại trang phục cổchứ không phải là copy từ sườn xám như nhiều người hay nghĩ. Một bức hình chụpnhững người Việt mặc áo ngũ thân từ năm 1904 đã cho thấy những nét quá giống áodài ( thậm chí không thể hiểu nó khác áo dài chỗ nào mà phải gọi là áo ngũthân), trong khi gần 30 năm sau sườn xám mới ra đời bên Trung Quốc. Ấy thế mà vẫncó thuyết bảo chúa Nguyễn đã tạo ra áo dài dựa trên hình mẫu sườn xám mới chết.Áo dài mà ta thấy thời nay là một phiên bản tân thời của các áo dài cổ. Hai họasĩ Lê Phổ và Cát Tường đã ghép thêm những yếu tố Pháp vào chiếc áo dài cổ, tạora chiếc áo dài như ta thấy bây giờ ( áo dài ngày xưa cũng có nhiều loại, có loạivạt áo rất ngắn, ngắn như 1 cái áo bà ba, chỉ khác là buộc gút áo bên phải chứkhông phải cài khuy ở giữa như bà ba mà thôi.). Dưới đây là một bộ phận của mộtchiếc áo dài cơ bản.
Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử Aodai
Áo dài thường được mặc cùng với khăn đóng hoặc nón lá. Khăn đóng ( khăn xếp): loại khăn này chỉ dùng đểđội khi mặc áo dài. Mô tả đơn giản, nó là 1 dải khăn dài quấn và dùng hồ dán lạithành một vòng tròn đội lên đầu. Bởi kích cỡ đầu mỗi người khác nhau nên trướckhi làm một chiếc khăn đóng, người ta phải đo kích cỡ đầu người đội để có thểquấn ra chiếc khăn vừa vặn nhất. Thường người ta cũng trang trí lên chiếc khănđóng này. - áo tứ thân + khănvuông, khăn mỏ quạ + nón quai thao Áo tứ thân: Đây là loại áo rất thịnh hành ở miềnBắc ngày xưa. Nó vẫn tồn tại đến ngày nay dù ít người còn mặc. Phần lưng áo gồmhai mảnh vải ghép lại, thường là màu nâu hoặc nâu non ghép với màu cùng gam;phía trước có hai thân tách rời, được buộc lại với nhau, thả trước bụng để tạodáng người thon thả, phía trên không gài khít mà để lộ yếm màu bên trong; cổ áoviền 1 - 2 cm. Áo tứ thân dài gần chấm gót, tay áo bó chặt. Trên sân khấu truyềnthống, áo tứ thân dùng cho các vai nữ nông thôn, thường may bằng vải màu sẫm cókhuy tròn gài bên nách phải. Như đã nói, áo này mang tính dân dã khá nhiều so vớiáo dài tân thời bây giờ.khăn vuông, khăn mỏ quạ: loại khăn này luôn đượcchít cùng khi mặc áo tứ thân. Cũng chẳng biết phải diễn tả thế nào, các cậu cứxem hình để hiểu. Có người đã nói: Khăn mỏ quạ phải chít sao cho vừa, hợp vớikhuôn mặt, tạo cho khuôn mặt (khi chít khăn) như hình chiếc búp sen. Nếu chítcái Mỏ quá cao, trông nó điêu, nếu để cái Mỏ thấp quá, khuôn mặt trở lên đần, tốităm.... Muốn chít khăn Mỏ quạ cho đẹp, trước tiên phải "biết quấn tóctrong một khăn vấn tóc, vòng tròn lại và đặt ngay ngắn lên đầu, hơi xệ và hìnhbầu dục về phía gáy, ghim lại". Nhưng quan trọng hơn là khăn vuông đem gấpsao cho khéo và cân đối (gấp chéo thành hình tam giác) bẻ hình mỏ quạ sao chochính giữa đường ngôi trên đầu, bắt hai góc khăn về hai phía tai rồi thắt múi ởgáy.nón quaithao: dùng để đội cùng với khăn vuông, khăn mỏ quạ và áo tứ thân. Cóthể nói 4 thứ này là 1 bộ đi cùng với nhau, không thể thiếu cái nào. Nón còn gọilà nón ba tầm là một loại nón của phụ nữ ở Bắc Bộngày trước. Nón làm bằng lá cọ hoặc lá gồi, có hình dạng giống như tai nấm, cóquai đeo, đỉnh bằng, đường kính 70-80 cm, vành 10-12cm. Quai thao làm bằng 1-8dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục.- áo bà ba Trong khi áo tứ thân rất thịnh hành ở Bắc Bộ thì áo bà ba cựckỳ phổ biến ở Nam Bộ và xem ra… mới xuất hiện vào khoảng thế kỷ 19 trở lại,nghĩa là cũng hiện đại như chiếc áo dài tân thời. Áo bà ba cổ được xẻ ở hai bênhông làm cho người mặc cảm thấy thoải mái, gần vạt áo có thêm hai túi to khá tiệnlợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ. Sau này, nhất là ở thời kỳ những năm1960-1970, áo bà ba truyền thống được phụ nữ thành thị cải tiến. Áo dài bà bahiện nay không thẳng và rộng như xưa, mà được may hẹp, nhấn thêm eo bụng, eo ngựccho ôm sát lấy thân hình. Ngoài ra, người ta còn sáng tạo các kiểu chắp vai, cổtay, cửa tay, riêng các kiểu bâu (cổ) lá sen, cánh én, đan tôn... là được tiếpthu từ kiểu y phục nước ngoài. Các kiểu ráp tay cũng được cải tiến. Từ kiểu mayáo cánh xưa, liền thân với tay, người ta nghĩ tới cách ráp tay rời ở bờ tay áo.Trong những năm 1970, thành thị miền Nam phổ biến kiểu ráp tay raglan,đã tạo nên vẻ đẹp hiện đại cho chiếc áo dài bà ba truyền thống. Với kiểu vairaglan này, hai thân áo trước và sau tách rời khỏi vai và tay áo, trong khi tayvà áo lại liền từ cổ tới nách. Bà ba vai raglan chỉ cần may khít, vừa vặn vớieo lưng, không quá thắt như kiểu áo trước đó. Tay áo dài hơn nhưng hơi loe, có khi người ta bỏ cả hai túi ở vạt trước để tạo chothân áo nhẹ nhõm, mềm mại hơn. - áo nhà sư ( cáinày thuộc tôn giáo nhiều hơn, nhưng thôi, bỏ vào luôn). Cái này quá thịnh hành,không chỉ ở ta mà Thái, Cam , Mianma,… đâu đâucũng ăn mặc như nhau nên tôi ko giải thích thêm nữa.- yếm. Nó là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây đểquàng vào cổvà buộc vào sau lưng, được dùng để che ngực. Hình như cũng phổ biến ở Trung Quốccổ, nhưng ở Việt Nam xưa, thôn nữ thường hay mặc áo này mà không kèm theo áokhoác gì, dù nó vốn chỉ là áo lót, còn ở thành thị, nó dùng để mặc trong áo tứthân. Vào thế kỷ 18-19, chiếc yếm có hình vuông vắt chéo trước ngực, góc trênkhoét làm cổ, hai đầu đính mẩu dây để cột ra sau gáy. Nếu cổ khoét tròn gọi làyếm cổ xây, cổ nhọn đầu hình chữ V gọi là yếm cổ xe, đáy chữ V mà sẻ sâu xuốnggọi là yếm cổ nhạn. Hai góc hai bên có dây để buộc ra sau lưng. Người lao độngđồng ruộng mặc yếm màu nâu bằng vải thô. Con gái nhà gia giáo thì mặc yếm nhiềumàu trang nhã và kín đáo. Người lớn tuổi mặc yếm màu thẫm. Kiểu yếm màu sặc sỡ,cổ khoét sâu thì ít người dùng. Một số nhà nghiên cứu cho rằng chiếc yếm đượcra đời là để tôn lên cái lưng ong vốn được xem là một nét đẹp của người phụ nữ trong văn hóaViệt Nam .Theo quan niệm truyền thống củangười Việt, một cô gái đẹp là phải có cái lưngđược thắt đáy nhỏ nhắn như cái lưng ong. Sau phần bộ quần áo, dưới đây là những kiểu tóc, nón, áo lẻmà hầu như có thể mặc riêng thế nào cũng được.Các kiểu tóc: - búi tóc ( thịnhhành nhất): Thời Lý – Trần còn ra cả những sắc lệnh ra lệnh thường dân chỉ đượckết búi tóc kiểu nào kiểu nào. Theo lệnh đó, chỉ cung nhân, nô tỳ trong hoànggia mới được thắt búi tóc hình nhỏ như cái củ hành/ búp măng nhỏ trên đỉnh đầu.Nói thế thôi để hiểu búi tóc cũng có rất nhiều loại, nhưng loại phổ biến nhất vẫnlà búi tóc thành 1 khối tóc tròn to sau gáy rồi xiên 1 chiếc đũa hay cái gìtương tự. Điểm đặc biệt là kiểu tóc này có thể mặc với áo nào cũng được ( áodài, áo tứ thân, áo bà ba, yếm,…). Bên cạnh kiểu búi thông dụng này, phụ nữcũng có các kiểu búi tóc “đuôi gà” ( đừng có lầm với đuôi ngựa kiểu samurai đấy,đuôi gà ngắn hơn, nhìn như 1 cái cọng tóc cong, ngắn, nhô cao rũ ra sau lưng hoặcbên tai) hoặc kiểu búi “đồng tiền” ( hai đầu buộc ra sau, thường búi kiểu nàyvào mùa nóng, kiểu này tôi chịu, chưa từng thấy.)- tóc ngắn: Thậtra đến tận những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 người Việt mới bắt đầu cắttóc ngắn. Nhưng 1 ý kiến khác lại cho rằng ta có tục cắt tóc ngắn từ rất lâu. Chẳng biết phải tin ai.
- đầu trọc ( chỉthịnh hành đến cuối thời Lý – Trần): kiểu tóc này ( mà kiểu tóc cũng ko đúng, cạotrọc thì còn tóc đâu mà kiểu) chỉ thịnh hành vào thời Lý – Trần, do ảnh hưởngPhật giáo quá rộng dẫn tới cảnh tượng “nhân dân quá nửa làm sư”. Đến thời HậuLê, Phật giáo suy tàn nhường chỗ cho Nho giáo, kiểu tóc này ít dần đi.- thắt một chiếc khănquanh đầu, thắt gút ngay giữa trán: cũng như vụ búi tóc, đây là một thóiquen thịnh hành trong dân gian Việt suốt từ xưa đến nay, không hề có gián đoạn.Việc thắt gút giữa trán nó giúp phân biệt bởi cách thắt khăn của một số dân tộckhác ( như Nhật, Hàn thắt gút sau lưng, một số dân tộc ở Trung Quốc thắt gútbên thái dương,…)Các kiểu nón: - nón lá ( rấtnhiều kích cỡ, chất liệu): loại nón thịnh hành nhất Việt Nam, xuyên suốt từ Namtới Bắc, còn hơn cả khăn mỏ quạ, khăn xếp,… do tính tiện dụng che mưa che nắngcủa nó. Đặc điểm nón lá của ta là vành rộng ( để che nắng, mưa và chống gió) vàcó mái dốc ( để thoát nước nhanh.). Ngoài loại nón cơ bản phổ biến trên, có rấtnhiều loại nón lá khác nhau, tùy vào chất liệu chế tạo, kích cỡ của vành nónhay độ dốc của mái nón.Quần: - váy: chỉ biết 1điều là trước khi Minh Mạng ra lệnh ăn mặc như Trung Quốc thì váy cực kỳ thịnhhành. Nên đến khi vua ra sắc chỉ, dân gian bàng hoàng “ Cấm quần không đáy ngườita hãi hùng”. Áo tứ thân cũng là 1 loại áo cổ sử dụng váy. Nam nữ xưa đềumặc.- khố: cái nàycòn phải giải thích sao trời? Một số người thích hoang tưởng VN cổ toàn đóng khố,nhưng tôi nghĩ khố chỉ là 1 kiểu nội y thôi, họ chỉ cởi trần mặc thứ này khilàm việc ngoài đồng, còn thường chẳng ai mặc phong phanh thế cả. Vải đâu có thiếu.Từ thời Lý Thái Tông vải đã đủ dùng trong nước rồi, có thiếu thốn gì đâu.Thắt Lưng: - Thắt lưng bao:còn được gọi là ruột tượng, vừa giữ cho đồ mặc dưới khỏi tuột, giữ áo cho gọn,làm đẹp, vừa kiêm túi đựng đồ ( trầu, cau). Thứ này thường làm bằng vải, thịnhhành vào cái thời áo tứ thân.Giày dép: đến nay vẫn chưa thể xác định kiểu giàydép nào là thịnh hành nhất thời xưa.- đi chân đất- dép ( có 1 loại gọi là dép da trâu, dép dừa, dép cói)- guốc( guốc gỗ)- hài ( chỉ có ở phụ nữ)- giày daChất liệu: - tơ tằm- tơ chuối ( nghe hơi lạ, nhưng loại vải này xuất khẩu sangTrung Quốc, rất được ưa chuộng cho đến tận thế kỷ 18 vì đặc tính rất mát. Chìhiềm nỗi nó cực kỳ dễ rách.)- tơ đay, tơ gai- the, lụa- bôngTrong các chất liệu trên, có lẽ bông và tơ đay, tơ gai, thelụa là chất liệu thịnh hành nhất.Màu sắc: hầu như không thể chắc chắn vì mỗi thờitriều đình quy định dân chúng chỉ được mặc những màu nhất định. Nhưng dựa theo1 số sách thì dân 3 miền mặc những loại màu sau đây. Thông tin này chỉ có tínhtham khảo:- Bắc: nâu, gụ- Trung: tía- Nam :đen ( áo bà ba xưa rất thường mang màu này)Khác: - nhuộm răng: nhuộmrăng đen để răng bền chắc, cái này quá quen, không nói nhiều nữa- xăm mình: vốnlà xăm mình để tránh thú dữ, sau là xăm rồng để nhớ gốc gác tổ tiên. Trước thờiTrần, người Việt xăm mình rất nhiều. Binh lính cấm vệ thì thích chữ “Thiên TửBinh” lên trán, hồi đánh Mông Cổ thì dân chúng thích chữ “sát Thát” lên tay.Sau đến đời Trần Anh Tông thì bãi bỏ hoàn toàn tục lệ này. Bonus: Trang phục quân đội cổ: Nón: - Tứ Phương Bình Đỉnh: Mũ chỏm, bằng, bốn bên hình vuông, Mũ làm bằng da,bốn cạnh khít lại, trên hẹp dưới rộng.- Đầu Mâu: mũ nàycó từ thời nào không biết. Hình dáng giống như loại mũ chiến thường thấy củaphim Tàu ( may be, I don’t sure.) nhưng có 1 đặc điểm là trên đỉnh chóp mũ cóthể lắm một mũi nhọn như mũi giáo, mâu nhỏ. Trong truyền thuyết, Chử Đồng Tửgiao cho Triệu Quang Phục một chiếc vuốt rồng thần để ông ta lắm trên chóp mũ đầumâu của mình. Dựa vào truyền thuyết này thôi cũng có thể khẳng định ý nghĩa từ“đầu mâu” xuất phát từ đặc điểm đó của mũ.- Một số loại nón lá:thời chống Nguyên, Trần Khánh Dư ra lệnh quân dân ở Vân Đồn đội nón Ma Lôi đểphân biệt với Trung Quốc. Nón là 1 kiểu nón lá nhưng đan bằng nan tre. ThờiNguyễn, đại đa số binh lính đội một loại nón là rất nhỏ, có mái dốc bằng hơnnón lá thường. Những loại nón này nói chung không thể biết rõ tên chúng là gì.Giáp: - sử dụng rất thông dụng loại hộ tâm phiến, 1 loại phiến giáp hình vuông hoặc chữ nhật che trướcngực. Một số ý kiến cho rằng Hộ Tâm Phiến phải mặc bộ cùng những phần giáp trụkhác và phải mặc ngoài lớp áo vải, do bốn góc Hộ Tâm Phiến có thể đâm vào thânngười mặc nếu họ để mình trần.Khiên: Khác với ta thường nghĩ, người Trung Hoathường chùng khiên hình vuông hay chữ nhật nhiều hơn là khiên hình tròn, hìnhthoi. Ngay cái mod Medieval 2 Total War mới đây, các mod Trung Quốc cũng designbinh lính mình như thế. Thời Trần binh lính rất hay dùng khiên. Còn thời Lý,môn múa khiên rất thịnh hành.- khiên hình tròn: đượclàm từ nhiều loại chất liệu tiêu biểu như khiên sắt, khiên đồng, khiên gỗ- mộc hình thoi: khácvới khiên, mộc ( thực ra y chang như khiên thôi, chỉ khác nó hình thoi, cũng chẳnghiểu vì sao nó gọi là mộc nữa.) thường làm bằng gỗ. Có sách nói võ tướng thời Trần hay đeo nhạc ( lục lạc) trênngười để phát ra tiếng xóc như vó ngựa. Trang phục quân đội cổ ( thời Văn Lang, Âu Lạc):Nón: - một loại nón tết rất nhiều lông chim cao vút lên ở phầntrước trán.Giáp: - sử dụng rất thông dụng loại hộ tâm phiến, 1 loại phiếngiáp hình vuông hoặc chữ nhật che trước ngực.Áo: - Áo không tay chui đầu hoặc áo không tay cài cúc bên trái.(Nguồn: http://vn.360plus.yahoo.com/yevonyevon)
Về Đầu Trang Go down
 
Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» DIỄN BIẾN LỊCH SỬ CHIẾN TRANH VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 - 1975
» Những mỹ tử trong lịch sử Việt Nam
» Vài nét về trang phục thời xưa
» TƯ LIỆU TRANG PHỤC SÂN KHẤU
» TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
khac_CLUB :: Thư viện :: Thư viện hình ảnh-
Chuyển đến