khac_CLUB
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

khac_CLUB

Câu Lạc Bộ sáng tác truyện tranh TP.HCM
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG

Go down 
Tác giảThông điệp
Thỏ
MOD
MOD
Thỏ


Tổng số bài gửi : 33
Join date : 01/12/2010
Age : 34
Đến từ : tp. HCM

TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG Empty
Bài gửiTiêu đề: TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG   TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG I_icon_minitimeThu Dec 02, 2010 8:51 pm

Cách đây khoảng 4.000 năm vào thời đại đồng thau phát triển, nước Việt Nam thời đó gọi là nước Văn Lang. Người dân ở đây đã sinh sống bằng săn bắn, hái lượm và trồng trọt... Họ không dùng vỏ cây làm áo nữa mà đã biết trồng gai, đay, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Vào thời kỳ này đồ đồng rất phong phú. Trống đồng và nhiều tượng phù điêu bằng đồng có khắc họa những cảnh sinh hoạt thời đó với những hình người, với các loại trang phục khá rõ nét và được thể hiện bằng phong cách nghệ thuật biến hình, cách điệu cao... Qua đó ít nhiều đã cho thấy trang phục của người thời đó khá phong phú như phụ nữ mặc áo ngắn đến bụng, xẻ ngực, bó sát vào người, phía trong mặc yếm kín ngực, chiếc yếm cổ tròn sát cổ, có trang trí những hình tấm hạt gạo. Cũng có những loại áo cánh ngắn, cổ vuông, để hở một phần vai và ngực hoặc kín ngực, hở một phần vai và trên lưng. Hai loại sau có thể là loại mặc chui đầu hay cài khuy bên trái. Trên áo đều có hoa văn trang trí. Thắt lưng có ba hàng chấm trang trí cách đều nhau quấn ngang bụng...

TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG Tpxua4


Qua những hiện vật khảo cổ đã tìm được cho thấy trang phục của đàn bà và đàn ông như sau:

- Đàn bà mặc váy (váy kín "váy chui" và váy mở "váy ngắn").

- Đàn ông thường đóng khố và cởi trần.
TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG TpxuaTRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG Tpxua1


Do điều kiện khí hậu và sinh sống, người dân thường lên rừng săn bắn, hái lượm hay xuống biển bơi lặn đánh cá, hoặc làm ruộng nước vất vả nên đầu tóc phải gọn gàng. Vì vậy đàn ông và đàn bà phải cắt tóc ngắn đến ngang vai hoặc một số ít cắt ngắn đến chân tóc.

Về trang phục của chiến binh thì gồm mảnh giáp hình chữ nhật dùng để che ngực có 4 quai đeo. Đai lưng bằng đồng có khóa to bản, được hình thành bởi nhiều các móc được liên kết với nhau. Trên bề mặt mỗi miếng đều có họa tiết hình rùa hay chim.... Các loại bao ống tay, bao ống chân bằng đồng có thể được dùng trong các điệu múa ngày lễ, ngày hội (xem ảnh)

TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG Tpxua3


Về hình thức trang sức và trang điểm của người Việt cổ thì nam nữ đều xâu lỗ tai và đeo đồ trang sức. Các loại vòng tai phổ biến của hai giới là hình tròn, hình vành khăn, hình khối đặc biệt là loại vòng hoa tai gắn quả nhạc hay đôi hoa tai bằng đá, hình con thú. Những chuỗi hạt thường thấy gồm các loại hạt hình trụ, trái xoan, hình cầu. Còn vòng tay với nhiều hình khác nhau như: tròn, vuông, chữ nhật, lòng máng, sóng trâu... có trang trí hoa văn hình lông chim hay bông lúa, ngoài ra còn nhiều nhẫn bằng đồng đeo ở ngón tay cũng gắn quả nhạc dài xinh xắn. Tuy đồ trang sức còn thô sơ, nhưng với điều kiện chế tác hạn chế ta thấy con người thời đó đã có trình độ thẩm mỹ và óc tưởng tượng cao, đã quan tâm đến vấn đề làm đẹp cho thân thể, đồng thời thể hiện bàn tay khéo léo, cần cù lao động.
TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG Tpxua2
Đàn ông thường vẽ lên mình những hình ngoằn ngoèo, hình móc câu, đó là tục xâm mình phổ biến. Đàn ông và đàn bà đều nhuộm răng đen và có tục ăn trầu...


Nghiên cứu các kiểu trang phục, trang sức, trang điểm thời Hùng Vương, ta tìm hiểu được khía cạnh về đời sống, mối quan hệ xã hội thời đó. Mặt khác, ta còn chắt lọc ra những yếu tố thẩm mỹ làm tôn vẻ đẹp con người gắn bó với thiên nhiên, hài hòa với đất nước non trẻ, với xã hội vào thời kỳ đầu dựng xây.

Y phục dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc


Y phục dân tộc là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc đó. Nếu như không có một bản sắc văn hóa thì khó có thể coi đó là một dân tộc. Do đó, nếu như ở thời Hùng Vương, y phục phổ biến của ông cha ta chỉ “ở trần đóng khố", như hầu hết những sử gia hiện nay đang quan niệm thì không thể coi đó là một bản sắc văn hóa. Vì vậy, khó có thể nói về một nền văn hiến bắt đầu từ thời Hùng Vương, mà chỉ có thể coi là một giai đoạn trong sự tiến hoá tự nhiên của lịch sử nhân loại.

Quan niệm lịch sử định nghĩa rằng:

Cho nên, vấn đề y phục thời Hùng Vương đặc biệt quan trọng và là một trong những yếu tố cần, nhằm chứng tỏ nền văn hiến của Việt Nam, bắt đầu từ thời đại của các vua Hùng. Sự khẳng định bản sắc văn hóa qua y phục dân tộc, không phải chỉ đơn giản thể hiện nền văn minh mà c̣òn là khẳng định tính độc lập và văn hoá đặc trưng của dân tộc đó. Triều đại Măn Thanh khi xâm chiếm Trung Hoa, một trong những việc làm đầu tiên của họ là buộc tất cả người Hán phải ăn mặc theo y phục dân tộc của họ. Lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận: Chúa Nguyễn – để tạo ra một bản sắc văn hóa riêng cho Đàng Trong – đă buộc dân chúng mặc y phục phỏng theo quần áo Trung Quốc.

Đoạn sử văn sau đây được trích lại từ cuốn: “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”chứng tỏ điều này:

"Bởi vậy mà vào năm 1665, vua Lê Huyền Tông đã phải ra chiếu chỉ cấm phụ nữ không được mặc quần để bảo toàn quốc tục mặc váy cổ truyền. Trong khi đó đến cuối thế kỷ XVII, để tạo nên sự đối lập với Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở trong Nam đã lệnh cho trai gái Đàng Trong "dùng quần áo Bắc quốc" (Trung Hoa) để tỏ sự biến đổi".

Qua sự kiện xảy ra vào thế kỷ XVII đă chứng tỏ rằng: Y phục dân tộc hết sức quan trọng, bởi yếu tố khẳng định bản sắc văn hóa và tính độc lập của dân tộc. Sự kiện này cũng chứng tỏ ít nhất là 700 năm sau khi nước Việt hưng quốc, người Việt đă có y phục thể hiện tính văn hóa đặc thù. Tính văn hóa đặc thù này – thể hiện ở y phục dân tộc (tất nhiên không phải chỉ có ở y phục phụ nữ) – đã có từ bao giờ? Nếu như đàn ông ở thời Hùng Vương chỉ “ở trần đóng khố” theo quan niệm lịch sử mới thì người Việt thể hiện bản sắc văn hóa trên y phục nói riêng từ thời điểm nào trong lịch sử? Người viết cho rằng quan niệm lịch sử mới phủ nhận những giá trị vắn hóa truyền thống Việt, sẽ không thể chứng minh “bản sắc đặc thù của y phục dân tộc Việt chỉ bắt đầu từ thời Hưng quốc – Đinh; Lê; Lý Trần…”. Bởi vì, trên thực tế y phục thể hiện bản sắc dân tốc đã có từ trước đó: Từ thời Hùng Vương, cội nguồn của nền văn hiến của người Việt.

Hay nói cách khác:

"Người ta không thể minh chứng cái đúng từ một cái sai".

Nhưng với cách đặt vấn đề như trên thì tự nó mới chỉ đặt ra một giả thuyết trên cái chung nhất là: Những con người ở một xă hội đă tạo ra một hệ tư tưởng vũ trụ quan hoàn chỉnh là thuyết Âm Dương Ngũ hành và sự ứng dụng toàn diện trên hầu hết mọi vấn đề mà con người quan tâm, xă hội ấy có một tổ chức hoàn chỉnh với đầy đủ những hình thái ý thức của nó trong một nền văn hiến nhân bản và trong quan hệ xă hội với những giá trị đạo lý, được thể hiện qua những nghi lễ mang biểu tượng đầy t́inh người như trong truyền thuyết Trầu Cau. Với một xã hội được giới thiệu như vậy mà không phải là Văn Lang, liệu chúng ta có thể cho rằng: Những con người trong xã hội đó sinh hoạt rất thô sơ “Tất cả đều ở trần, nam đóng khố, nữ mặc váy” hay không? Do đó, y phục chính thức và phổ biến trong xă hội Văn Lang, chắc chắn phải phù hợp với những cái mà xă hội đó đã có. Tức là phải có y phục đầy đủ trong sinh hoạt xă hội và ở tầng lớp lănh đạo phải có những trang phục đủ để chứng tỏ sự trang trọng trong những nghi lễ quốc gia. Sự chứng minh y phục dân tộc trong xã hội Việt thời Hùng Vương là sự tiếp tục phát triển của luận điểm chứng minh cho cội nguồn 5000 năm văn hiến của dân tộc Việt, chứng tỏ tính hệ thống, nhất quán và hoàn chỉnh và khả năng giải thích hợp lý mọi vấn đề liên quan đến nó , một cách khách quan, có tính qui luật và khả năng tiên tri.

TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG Yphuc21Để chứng minh cho nhận định trên, bạn đọc so sánh những bức vẽ minh hoạ, những hình ảnh di vật khảo cổ và những luận cứ được trình bày sau đây.

Với hình bên nếu được minh hoạ cho truyền thuyết về “Sự tích Đầm Nhất Dạ”, chắc chắn cũng có thể minh họa cho sinh hoạt của Chử Đồng Tử khi chưa mồ côi cha trong câu chuyện từ thời Hùng Vương này. Nhưng thực ra nó được chép lại từ cuốn “Ký họa Việt Nam đầu thế kỷ 20” (Nxb Trẻ 1989 - Nguyễn Mạnh Hùng giới thiệu). Đây là công trình sưu tầm của một học giả người Pháp có tên là Henri Joseph Oger. Nói một cách khác, ngay ở thế kỷ 20 này người ta vẫn ở trần đóng khố, nhưng đó không phải là y phục phổ biến trong sinh hoạt xă hội ở thời gian này.

TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG Yphuc22

Hình lớn trong trên đây mà bạn đang xem là bức tranh dân gian nổi tiếng: “Đánh ghen”, thuộc dòng tranh dân gian của làng Đông Hồ. Đó là bức tranh giàu tính nhân bản, thể hiện ở hình người con chắp tay lạy cha mẹ. Hình ảnh hai người phụ nữ trong tranh tuy không thuộc thời Hùng Vương, nhưng bạn đọc có thể so sánh với bức tranh minh họa về y phục thời Hùng Vương ở góc trên bên trái, được in lại trong cuốn “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” (Nxb Trẻ 1996, tập 3). Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên về sự tương tự của người phụ nữ trong hai tranh. Đương nhiên bức tranh minh họa trong cuốn “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” không phản ánh sự thật về y phục phổ biến trong sinh hoạt của thời Hùng Vương. Bởi vì nó không thể liên hệ được sự giống nhau trong khoảng cách gần 2000 năm theo quan điểm lịch sử mới về y phục thời Hùng Vương mà họ miêu tả với bức tranh dân gian Việt.

TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG Yphuc23Bây giờ, chúng ta so sánh hình người trên cán dao bằng đồng và một y phục phổ biến của phụ nữ miền Bắc trong hình dưới đây:

Hình trên mà các bạn đang xem là một cụm hình, được ghép bởi hình chiếc cán dao bằng đồng từ thời Hùng Vương – có niên đại được xác định là 300 năm tr.CN, được tìm thấy ở Lãng Ngâm – Hà Bắc – trên có tạc người phụ nữ với y phục thời Hùng Vương và hình vẽ miêu tả y phục của một phụ nữ miền Bắc do người viết thể hiện, được ghép bên cạnh cụm hình này để quí vị tiện so sánh. Kiểu y phục của hình vẽ này tuy không còn phổ biến, nhưng bạn vẫn có thể gặp ở một bà già cao tuổi sống trong một vùng nông thôn xa thành thị nào đó ở miền Bắc Việt Nam, ngay trong năm 2008 này. Đó là thế hệ cuối cùng nằm trên võng ru con, bằng cách kể lại những câu chuyện cổ tích từ thời xa xưa và truyền thuyết về một nước Văn Lang – nơi cội nguồn của người Việt – trước khi nhường lại cho những phương tiện thông tin đại chúng và những người nghiên cứu thông thái nói lại về những câu chuyện của họ.

Qua hình ảnh minh họa đă trình bày với bạn đọc ở trên, chúng ta cũng nhận ra sự trùng khớp hoàn toàn bởi những đường nét chính giữa y phục trên cán dao đồng và y phục của người phụ nữ Việt hiện đại còn mặc, tuy không còn phổ biến. Điều này chứng tỏ một cách sắc sảo rằng: Y phục của người phụ nữ miền Bắc còn mặc hiện nay chính là sự tiếp nối truyền thống y phục từ thời Hùng Vương thể hiện trên chiếc cán dao đồng. Đồng thời sự so sánh này cũng cho thấy:

Từ 2300 năm qua trở lại đây – về căn bản – hình thức y phục phổ biến trong dân gian không có sự thay đổi đáng kể.

Đặc biệt là thời gian sôi động và u tối nhất trong lịch sử Việt Nam, đó là 1000 năm bị đô hộ với âm mưu đồng hóa khốc liệt dưới thời Bắc thuộc.

Do đó, hoàn toàn có cơ sở để cho rằng:

Kể từ lúc xuất hiện chiếc cán dao bằng đồng thể hiện y phục từ thời Hùng Vương 300 năm tr.CN trở về trước, cũng không có thay đổi là bao nhiêu.

Như vậy, có thể khẳng định:

Dưới thời Hùng Vương, ông cha ta đă có những y phục tương tự như y phục phổ biến của người Việt trước thời Trịnh – Nguyễn phân tranh và tương tự như y phục dân tộc còn tồn tại ở các vùng thôn quê Việt Nam.

Qua đó, chúng ta cũng nhận thức được rằng: Y phục của tầng lớp bình dân trong xã hội thời Hùng Vương đã mang tính văn hoá đặc thù của dân tộc Việt và xã hội này phải có một nền văn minh phát triển để chế tác ra những cấu trúc y phục cầu kỳ đó.

Y phục tầng lớp trên trong thời Hùng Vương

Tất nhiên, trong một xã hội văn minh thời cổ xưa, khi mà trang phục phổ biến của các tầng lớp bình dân đã hoàn chỉnh và đa dạng thì y phục của tầng lớp trên cũng phải phù hợp với đẳng cấp của nó vì sự trang trọng và việc thực hiện những nghi lễ quốc gia văn hiến.

Bây giờ, chúng ta tiếp tục so sánh những hình dưới đây để minh chứng y phục tầng lớp trên trong xã hội Văn Lang và tìm về cội nguồn y phục của người Lạc Việt

TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG Yphuc31

Hình trên mà bạn đọc đang coi được chép lại từ bộ truyện tranh "Tam quốc diễn nghĩa" do chính các họa sĩ Trung Quốc thực hiện, Nxb Mũi Cà Mau in lại vào năm 1995, trọn bộ 30 tập. Đây là hình thứ 3795 trong tập 16. Hình người nổi bật trong tranh bên chính là Tôn Quyền (Thế kỷ II và III sau CN). Hình người phụ nữ ở giữa cụm tranh này chính là Tôn Phu Nhân, em gái Tôn Quyền, vợ Lưu Bị cũng được chép lại từ bộ truyện tranh trên. Bạn hãy so sánh y phục của tất cả những nhân vật Tam Quốc, thể hiện nền văn hoá Hán trong các tranh trên với hình người trên cán dao bằng đồng của thời Hùng Vương có trước đó 500 năm (Tư liệu trong sách "Thời đại Hùng Vương" Nxb Khoa học Xă hội Hà Nội 1995).

Bạn sẽ thấy một sự tương tự trong y phục. Chỉ có khác chăng là tay áo thụng của các nhân vật Tam Quốc và tay áo bó của hình người trên cán dao đồng, còn phần y phục gần như hoàn toàn giống nhau. Nếu như y phục của các bậc vương giả thời Tam Quốc không phải là bắt chước y phục thời Hùng Vương, thì chắc chắn y phục của cô gái ở trên cán dao đồng thời Hùng Vương không thể bắt chước các nhân vật Tam Quốc. Bởi vì, chiếc cán dao này có niên đại trước thời Tam Quốc ít nhất 500 năm. Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây.

Về y phục của tầng lớp trên trong xă hội Văn Lang, người viết xin được trình bày một đoạn trích dẫn trong kinh Thư. Kinh Thư là một trước tác từ trước đến nay vẫn được coi là sản phẩm của nền văn minh Trung Hoa, nhưng lại có rất nhiều dấu ấn chứng tỏ thuộc về nền văn minh Văn Lang. Dấu ấn đầu tiên của người Lạc Việt trong kinh Thư được chứng minh trong sách “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại” (Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Nxb Văn Hoá Thông Tin tái bản lần thứ 2 - 2002) chính là Hồng phạm cửu trù, bản hiến pháp đầu tiên của người Lạc Việt. Đoạn trích dẫn sau đây liên quan đến y phục dân tộc thời Hùng Vương được trích trong cuốn “Thượng Thư – sách ghi chép thời thượng cổ” (bản dịch Võ Ngọc Liên, Trần Kiết Hùng. Nxb Đồng Nai 1996, trang 156):

Ba loại như mặt trời, mặt trăng, các vì tinh tú thì làm tinh kỳ, rồng chỉ y phục của vua, hổ chỉ y phục của đại thần theo sự phân biệt ba loại y phục khác nhau: cổn miện (của vua), tệ miện, tuyệt mịch. Tên của ba loại quần áo là dựa vào hình vẽ trên y phục mà gọi, như “cổn”thì có long cổn, cổn miện có chín bậc trong đó có long cổn đứng đầu. Tệ tức là chim trĩ, tệ triều có bảy loại trong đó có hổ đứng đầu.

Qua đoạn văn trên, bạn đọc nhận thấy rằng “cổn miện” (tức là mũ của vua) có chín bậc. trong đó long cổn đứng đầu; "tệ miện tức là cái mũ có hình chim trĩ". Về hình ảnh mũ có hình tượng rồng của vua và mũ có hình chim trĩ của các quan – oái oăm thay – lại được chứng tỏ trên trống đồng của nền văn minh Văn Lang.

TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG Yphuc32
TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG Yphuc33
Bạn đọc dễ dàng nhận thấy, trên mũ của những hình người trên trống đồng này thể hiện chiếc đầu rồng và đầu chim phượng đă được cách điệu để chứng tỏ địa vị của người đó trùng hợp với văn bản của Kinh Thư.

Nếu như hình vẽ trên trống đồng và những vấn đề y phục của vương triều nói trên trong kinh Thư chỉ là một lần trùng hợp duy nhất thì có thể coi đó là một hiện tượng ngẫu nhiên. Nhưng vấn đề lại không phải đơn giản như vậy! Khi mà một thiên được coi là quan trọng nhất của kinh Thư: Thiên Hồng phạm, lại hoàn toàn mang nội dung của người Lạc Việt và một lần nữa cũng không chỉ dừng lại ở đấy. Người viết xin được đặt vấn đề để các bậc trí giả minh xét với đoạn trích dẫn sau đây (Việt Lý Tố Nguyên, Kim Định 1971):

Trong mấy thiên đầu kinh Thư chữ “Viết” cũng đọc và viết là “Việt”. “Viết nhược kê cổ” cũng là “Việt nhược kê cổ”. Các nhà chú giải lâu đời nhất như Mã Dung và Khổng An Quốc cũng chỉ giải nghĩa rằng đó là câu nói giáo đầu (phát ngữ từ) nhưng không đưa ra lý do tại sao lại dùng câu đó, tại sao chữ viết với Việt lại dùng lẫn lộn... Vì thế mà có câu lập lờ mở đầu “Việt nhược kê cổ”. Cả Mă Dung lẫn Khổng An Quốc đều cho chữ “nhược” là thuận, chữ “kê” là khảo. Vì thế câu trên có nghĩa rằng: “Người Việt thuận theo ý vua xin kê cứu việc cổ xưa”. Nếu nói “Viết nhược kê cổ” thì ra câu văn thiếu chủ từ. Còn khi thay vào bằng chữ Việt thì có chủ từ là người Việt, nhưng phải cái phiền là ghi công người Việt vào đầu kinh Thư không tiện, nên cho rằng chữ “Việt” với “Viết” như nhau...”

Qua phần trích dẫn của ông Kim Định, người viết không cho rằng: “Việt nhược kê cổ” tức là “Người Việt thuận theo ý vua xin kê cứu việc cổ xưa” và càng không thể là người Việt có công chép lại kinh Thư cho nền văn minh Trung Hoa. Từ những sự phân tích trên, hoàn toàn có cơ sở để đặt một dấu hỏi hoài nghi về nguồn gốc đích thực của kinh Thư:

Phải chăng bộ sách nổi tiếng này có nguồn gốc từ nền văn minh Văn Lang?

Và câu trên có thể hiểu là:

"Lược khảo những câu chuyện cổ của người Việt"
Như vậy, với những dấu chứng của văn minh Văn Lang trong kinh Thư; hoàn toàn không thể cho rằng: Y phục của các vị vua thời Nghiêu, Thuấn trùng hợp một cách ngẫu nhiên với những hình ảnh trên trống đồng. Hiện tượng này chỉ có thể giải thích một cách hợp lý rằng:
Y phục của vương triều được nhắc tới trong kinh Thư, chính là y phục của vương triều Văn Lang. Việc gán ghép cho vua Nghiêu, Thuấn chế tác ra y phục cũng giống như sự gán ghép những học thuật của văn minh Văn Lang cho các vị vua cổ đại Trung Hoa, khi những hình ảnh của y phục vương triều lại được thể hiện trên trống đồng Lạc Việt. Kinh Thư chính là cuốn "Lược khảo những câu chuyện cổ của người Việt" mà điều này đã ghi rõ ngay trên câu đầu của cuốn sách "Việt nhược kê cổ" và nội dung của nó hoàn toàn trùng khớp với hnhững di vật khảo cổ liên quan đến văn hoá Việt đã trình bày.
Nếu theo quan niệm mới cho rằng: Thời Hùng Vương chỉ tồn tại khoảng vài trăm năm (thế kỷ thứ VII tr.CN) và địa bàn nước Văn Lang chỉ vỏn vẹn ở miền Bắc Việt Nam, thì sẽ không thể liên hệ và có sự minh chứng một cách chặt chẽ về sự liên quan giữa y phục trên trống đồng Lạc Việt với vương triều của vua Nghiêu (khoảng 2000 tr.CN theo bản văn chữ Hán) thể hiện trong kinh Thư, bởi một khoảng cách hàng vạn dặm về địa lý và hàng thiên niên kỷ về thời gian.
Trở lại vấn đề y phục, qua sự so sánh trên cho thấy:
Sự có mặt của vua Nghiêu (2253 tr.CN) trong việc quy định y phục vương triều, gắn với hình ảnh trên trống đồng Lạc Việt (là một di vật khảo cổ), đă chứng tỏ một cách sắc sảo rằng: nền văn minh Văn Lang không những đã chế tác ra y phục phổ biến cho con người trong xã hội, mà ở tầng lớp trên đă có những y phục thể hiện sự trang trọng trong nghi lễ quốc gia và sự phân biệt ngôi thứ.
Điều này minh chứng bổ xung cho những vấn đề được đặt ra ở những phần trên và có sự liên hệ tiếp nối như sau:
* Hình người trên trống đồng mà giáo sư Nguyễn Khắc Thuần cho rằng: “Hình người đang múa” thực ra đây là hình ảnh thể hiện những người đứng đầu nhà nước Văn Lang đang thực hiện những nghi lễ quốc gia. Điều này được minh chứng qua hình ảnh đầu rồng và đầu chim phượng trên những chiếc mũ của các ngài đang đội.
* Từ đó đặt vấn đề: Hình chữ nhật được cách điệu trên tay các ngài chính là những văn bản được đọc trong khi hành lễ. Tính văn bản được chứng tỏ bằng nếp gấp phía trên góc hình chữ nhật. Giả thuyết này bổ sung việc minh chứng cho sự tồn tại một hệ thống chữ viết của người Lạc Việt.
* Sự tồn tại hình ảnh những người đứng đầu nhà nước Văn Lang trên trống đồng là: Vua = đội mũ có hình đầu rồng; đại thần = đội mũ gắn hình chim phượng, đă khẳng định sự tồn tại một nhà nước có tổ chức chặt chẽ ở thời cổ đại, tương tự như các quốc gia cổ đại hùng mạnh khác vào thời bấy giờ. Chính những y phục đă tồn tại hàng thiên niên kỷ trước Công nguyên trong nền văn minh Văn Lang, đă trở thành căn nguyên cho bản sắc văn hóa thể hiện trong y phục truyền thống của người Việt Nam hiện nay. Những lập luận và hính ảnh minh họa về y phục thời Hùng Vương ở trên được bổ trợ bằng một phát hiện của ngành khảo cổ như sau:
19.2.1.1 Trước hết, đó là tơ tằm. Cùng với nghề trồng lúa, nghề tằm tang có từ rất sớm. Trong những di chỉ khảo cổ thuộc hậu kỳ đá mới cách đây khoảng 5000 năm (như di chỉ Bầu Tró), đă thấy có dấu vết của vải, có dọi xe chỉ bằng đất nung. Đến giai đoạn Đông Sơn (cách nay khoảng 3000 - 2500 năm), hình người trên trống đồng đều mặc áo, váy và đóng khố. Cấy lúa và trồng dâu, nông và tang - đó là hai công việc chủ yếu luôn gắn liền nhau của nền nông nghiệp Việt Nam . Người Hán từ xưa cũng luôn xem đó là hai đặc điểm tiêu biểu nhất của văn hóa phương Nam: đó chính là hai đặc điểm đầu tiên mà Từ Tùng Thạch kể đến trong cuốn Việt giang 178 lưu vực nhân dân (Kim Định 1971a: 108); trong chữ “Man” mà người Hán dùng để chỉ người phương Nam có chứa bộ trùng chỉ con tằm.
(Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam - sách đă dẫn)

Những di sản văn hóa phi vật thể, bản văn cổ và khảo cổ liên quan

Qua sự trình bày ở trên đi đến một sự nhận xét rằng: những hình ảnh con người ở trần đóng khố - nếu như có được nhắc tới trong các di vật có từ thời Hùng Vương – thì đó chỉ là thể hiện hình ảnh của lễ hội, hoặc miêu tả cảnh đang làm việc....
TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG Yphuc41Bức tranh bên thể hiện lễ hội dân gian có tựa đề “Đánh vật” thuộc dòng tranh Đông Hồ, miêu tả trang phục người tham gia lễ hội ở trần đóng khố, nhưng chắc chắn bạn đọc sẽ không nghĩ rằng y phục phổ biến trong sinh hoạt xã hội ở thời điểm xuất hiện bức tranh này đều ở trần đóng khố. Tương tự như võ sĩ Sumô của Nhật Bản hiện đại, nhưng điều chắc chắn là y phục của người Nhật Bản hiện đại không phải là y phục của võ sĩ Sumô thượng đài, tức là cũng “ở trần đóng khố”.

Một thời đại đã đi vào huyền sử, chịu sự tàn phá của thời gian lịch sử hàng ngàn năm với đội quân chinh phục của các triều đại phong kiến Bắc phương. Những di vật khảo cổ tìm được thuộc về thời đại này, không c̣òn đủ để chứng minh một cách sắc sảo cho y phục phổ biến của con người trong nền văn minh Văn Lang. Những giá trị văn hóa trong trang phục tìm thấy trong di vật khảo cổ chỉ duy nhất có chiếc cán dao đồng, thể hiện một mẫu y phục của thời Hùng Vương. Làm sao có thể tìm thấy những bộ quần áo trong những ngôi cổ mộ có niên đại cách đây vài thiên niên kỷ? Bởi vây, hết sức ngạc nhiên và thật sự đau lòng trước một kết luận võ đoán về y phục dân tộc với quan niệm cho rằng: “Không có một di vật khảo cổ nào tìm thấy chứng minh được truyền thống lịch sử 5000 năm của dân tộc Việt”. Người viết bài này hoàn toàn không phủ định giá trị cao của những di vật khảo cổ tìm thấy được.

Nhưng, cần khẳng định rằng:

“Di vật khảo cổ không phải bằng chứng duy nhất chứng minh cho một luận điểm lịch sử".

Sự chu đáo của tổ tiên đã để cho con cháu có những cơ hội tìm về cội nguồn của nền văn hiến Việt Nam. Đó là những di sản văn hoá lưu truyền trong dân gian như những tia sáng mong manh - nhưng rất sắc nét - còn sót lại trong những cổ thư vẫn lưu truyền hàng thiên niên kỷ, đã chứng minh cho nền văn hiến của dân tộc Việt trải 5000 năm. Những sự trùng khớp những hình ảnh giữa cổ vật thời các vua Hùng với những di sản văn hóa dân gian còn lại, sự phát triển minh chứng tiếp nối với tính hợp lý giữa những hiện tượng liên quan, là một điều kiện cần yếu chứng tỏ khả năng phản ánh thực tế và là cơ sở khoa học của giả thuyết về y phục thời Hùng Vương trong bài viết này.

Trong sách Luận ngữ, thiên Hiến vấn, khi nhận xét về vai trò của Quản Trọng đối với nước Tề và ảnh hưởng của nó tới xã hội Trung Hoa, chính Khổng tử đă nói:

“Nếu không có Quản Trọng thì chúng ta phải búi tóc và vắt vạt áo bên tả như người Man Di”

Bạn đọc có thể tìm thấy câu nói đã dẫn của Khổng tử ở trên trong hầu hết các sách dịch ra Việt ngữ liên quan đến Luận Ngữ, như:

"Luận Ngữ – thánh kinh của người Trung Hoa". Nxb Đồng Nai 1996, Hồ Sĩ Hiệp biên soạn, Trần Kiết Hùng hiệu đính, trang 208; hoặc ngay trong cuốn "Lịch sử văn minh Trung Hoa". tác giả Witt Durant, do Nguyễn Hiến Lê dịch. Nxb Văn Hoá Thông Tin – 1997. trang 32 ...)... Không lẽ cái quan điểm phủ định giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt được "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và cả cái gọi là "cộng đồng khoa học thế giới" ấy, chưa có một ai xem cuốn sách Luận Ngữ này chăng?

Quản Trọng – tướng quốc nước Tề thời Xuân Thu – sống vào giai đoạn đầu thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, không rõ năm sinh, mất năm 654 tr.CN, người đưa nước Tề trở thành một cường quốc, bá chủ các chư hầu nhà Chu. Đây là thời điểm tương đương với thời kỳ mà không ít những nhà nghiên cứu đã căn cứ vào Việt sử lược, cho rằng: "Đó là giai đoạn khởi đầu của thời Hùng Vương".

Việt sử lược viết:

Vào thời Trang Vương nhà Chu (698 – 682 tr.CN), ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật khuất phục các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương”

Như vậy, qua sự trích dẫn ở trên quí vị cũng nhận thấy sự tương đương sát sao về niên đại của thời Quản Trọng (mất năm 654 tr.CN và thời Trang Vương nhà Chu: 698 – 682 tr.CN) và thời điểm lập quốc của các Vua Hùng theo cái nhìn mới – mà họ cho rằng:

"Thời Hùng Vương chỉ xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ VII tr. CN". Thật là một sự vô lý, khi chính Khổng tử thừa nhận một nền văn minh phát triển ở ngay bên cạnh địa bàn cư trú của người Hoa Hạ, có khả năng ảnh hưởng và chi phối đến sự phát triển của nền văn minh này. Đã có nhà nghiên cứu cho rằng: "Người Man di ở phía Bắc Trung Quốc" (?). Trên thực tế, trong các thư tịch cổ chữ Hán chưa lần nào dùng từ “Man di” để chỉ giống người phương Bắc Trung Hoa. Ngược lại, trong các thư tịch cổ chữ Hán, “Man di” là từ được dùng nhiều lần để chỉ người Việt. Từ “người Man” trong câu nói của Khổng tử không phải là một danh từ chung để chỉ những tộc người có trình dộ phát triển khác nhau, cư ngụ ở miền Nam sông Dương Tử. Ở đây, Khổng tử đă nói đến nền văn minh Lạc Việt. Để chứng tỏ điều này, xin bạn đọc xem những hình di sản văn hóa dân gian Việt Nam sau đây:

TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG Yphuc51Hình ảnh mà người viết trình bày với bên đây được chép lại từ tạp chí Heritage số tháng 9/ 10 năm 1996 của Cục Hàng không Việt Nam . Hoàn toàn không có sử dụng kỹ thuật vi tính để lật ngược lại bức tranh. Bạn đọc có thể kiểm chứng điều này qua tay phải của một số nhân vật cùng đứng trong tranh.

Chắc chắn các bạn sẽ nhận ra ngay: đây chính là hình nhân vật trong các trò múa rối nước, một nghệ thuật dân gian độc đáo của người Việt. Bạn đọc cũng thấy vạt áo của nhân vật rối nước này ở phía bên “tả” (trái) và mấy cái búi tóc của những hình rối nước này. Cho đến đầu thế kỷ 20, phần lớn đàn ông của dân tộc Việt vẫn búi tóc. Điều này chắc không cần phải chứng minh. Đến đây, vấn đề được đặt ra tiếp tục là: Căn cứ vào đâu để những nghệ nhân rối nước truyền thống tạc hình nhân vật có vạt áo bên “tả” này? Hiện tượng các con rối nước có vạt áo bên trái là một sự ngẫu nhiên, hay xuất phát từ một thực tế đã tồn tại từ cội nguồn văn hóa đã sản sinh ra nó? Khi đã hàng ngàn năm trôi qua, chúng ta quen nhìn vạt áo cài bên “hữu”, thì vạt áo bên “tả” của hình rối nước liên hệ gì với câu của Khổng tử trong sách Luận ngữ:

“Nếu không có Quản Trọng thì chúng ta phải cài vạt áo bên tả và búi tóc như người Man di”.

Những nhân vật rối nước lưu truyền trong dân gian, phải chăng đã phản ánh thực tế y phục sinh hoạt của thời kỳ Hùng Vương. Rất tiếc! Những con rối nước cài vạt áo bên trái ngày nay rất hiếm gặp. Người ta đă hiện đại hóa nó bằng cách tạo cho nó một cái vạt áo bên phải. Nhưng cũng may mắn thay! Đây không phải bằng chứng duy nhất cho y phục dân tộc thời Hùng Vương.

Xin tiếp tục xem hình dưới đây:

TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG Yphuc52

Y phục dân tộc Dao ở Phú Thọ
Trích từ bài “Cạy cửa tìm nhau” Ngọc Vinh & Lương Ngọc An
(Báo Tuổi Trẻ ra thứ 7 ngày 08/06/2002 )

Tất nhiên tác giả bài báo này không có nhã ý nhằm giới thiệu y phục dân tộc Dao và giúp minh chứng cho luận điểm của người viết. Dân tộc Dao là một dân tộc có nền văn hóa lâu đời tồn tại trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, y phục dân tộc này cũng còn giữ được những nét văn hoá cổ truyền của nước Văn Lang xưa: Trên y phục của cặp vợ chồng ở hình trên, bạn đọc cũng nhận thấy người đàn ông áo vạt đưa sang bên trái, người phụ nữ vạt đưa sang bên phải.

Vấn đề cũng không chỉ dừng ở đây.
TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG IMG_0982Hình bên đây được người viết chụp trực tiếp hình ảnh trên chương trình truyền hình VTV1, có nội dung miêu tả đám cưới người dân tộc Mông. Chúng ta lại một lần nữa tìm thấy dấu ấn y phục từ ngàn xưa của tổ tiên với người nam mặc áo bên "tả" và nữ bên "hữu":

Chưa hết, một dấu chứng tuyệt vời dưới đây là hình khắc nổi tiếng trên một hang động ở tình Hồ Nam, thuộc Nam Dương tử, có niên đại trên 2000 năm, mà người sống ở vùng này vẫn tương truyền rằng: Đó là hình bà Nữ Oa và vua Phục Hy. Chúng ta lại nhận thấy vạt áo cài bên trái của vua Phục Hy và bên phải của bà Nữ Oa.

TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG DSC01253-1

Dân tộc Dao và Mông sống trong vùng rừng núi hẻo lánh, cho nên ít chịu ảnh hưởng của văn hoá Hán. Do đó, hiện tượng cài vạt áo bên trái của người đàn ông trong y phục của những dân tộc này còn lại đến nay, cùng với các tư liệu đã trình bày ở trên cho thấy: Đó là những chứng cứ có sự tiếp nối văn hóa từ ngàn xưa và cho đến tận bây giờ trong nền văn hiến Việt, một thời huyền vĩ ở nam Dương tử. Những chứng cứ rõ ràng đó và luận điểm trình bày hoàn toàn phù hôp với những tiêu chí khoa học:

"Một giả thuyết khoa học chỉ được coi là đúng; nếu nó lý giải một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó; có tính khách quan; tính hệ thống, tính quy luật và có khả năng tiên tri.” .

Những vấn đề được hân hạnh tường với bạn đọc, nhằm chứng minh cho một nền văn hoá cao cấp tốn tại ở miền Nam sông Dương tử mà chính Khổng tử nói tới.

Qua sự liên hệ ở phần trước, sự minh chứng “Y phục dân tộc thời Hùng Vương”được tiếp tục qua những hình ảnh sau đây.

Hình dưới đây là một hình ghép được chép lại trong sách Thời đại Hùng Vương (sách đã dẫn) chiếc cán dao bằng đồng miêu tả y phục thời Hùng Vương và hình nhân vật rối nước trong trò “Múa Tiên”.

TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG Yphuc61

Qua hình ảnh trên, chắc quí vị sẽ nhận thấy một sự trùng hợp hoàn toàn về hình thức cái mũ trên đầu hình rối nước và cái mũ trên cán dao đồng. Ngoài sự trùng hợp về cái mũ, còn một số nét tiêu biểu khác trên y phục của hai vật thể này cũng trùng hợp gần như hoàn toàn. Từ đó có thể dẫn đến sự liên hệ hợp lý cho một cấu trúc đặc thù chung của y phục thời Hùng Vương qua y phục rối nước. Hay nói một cách khác:

Hoàn toàn có căn cứ khoa học thực sự khi dùng những hình mẫu có chọn lọc của những con rối nước truyền thống để phục chế lại y phục thời Hùng Vương.

Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây, khi chúng ta tiếp tục so sánh chiếc mũ trên hình cán dao đồng – được khẳng định niên đại từ thời Hùng Vương – với chiếc nón trong hình rối nước “Múa Tiên” và chiếc nón trên hai bức tượng Tiên Dung và Ngọc Hoa công chúa hiện đang thờ ở đền Hùng Phú Thọ dưới đây:

TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG Yphuc62

Tượng công chúa thời Hùng
Hình tư liệu được chụp tại đền Hùng Phú Thọ

Hiện nay, có rất nhiều trò rối nước được sáng tác ngay thời hiện đại, hoặc vào những thế kỷ trước. Nhưng trò “Múa Tiên” là một trò truyền thống có từ rất lâu trong nghệ thuật rối nước Việt Nam , tất cả các đoàn rối đều có trò này. Do đó, hình rối nước trong trò “Múa Tiên” chắc chắn đă xuất hiện từ thời xa xưa. Qua một khoảng cách thời gian của hơn 1000 năm Bắc thuộc, nghệ thuật rối nước được ghi nhận lần đầu tiên trong văn bia Sùng Thị Diên Linh - đời Lý - của chùa Đội Sơn (Huyện Duy Tiên, tỉnh Nam Hà), tức là vào đầu thời hưng quốc của Đại Việt, cách đây cả ngàn năm. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng múa rối nước chỉ xuất hiện vào thời kỳ này. Đền thờ Tổ 18 thời Hùng Vương xác định xây dựng (hoặc được trùng tu vào thế kỷ XIV). Chiếc cán dao bằng đồng có cách đây khoảng 2500 năm và chỉ mới được phát hiện vài chục năm gần đây.

Trước hết chúng ta cần phải khẳng định rằng: Trò “Múa Tiên”, tượng công chúa đền Hùng và chiếc dao đồng là những sản phẩm của trí tuệ sáng tạo. Tṛò “Múa Tiên” và tượng công chúa đền Hùng đều có trước khi tìm ra chiếc cán dao đồng với khoảng cách hơn 2000 năm cho sự sáng tạo ra hai vật thể này. Do đó, nó không thể được coi là sự sao chép từ chiếc cán dao đồng hoặc là một sự trùng khớp ngẫu nhiên. Hình thức tồn tại giống nhau của những di sản văn hoá nói trên với khoảng cách tính bằng thiên niên kỷ, cho thấy chúng phải có cùng một cội nguồn văn hoá của sự sáng tạo ra nó, tuy chưa xác định được thời điểm bắt đầu cho hình thức tồn tại của nó. Nhưng chắc chắn không thể sau thời Hùng Vương. Những sự trùng khớp gần như hoàn toàn về hình thức y phục của những di sản văn hoá với di vật khảo cổ – được tìm thấy sau sự tồn tại di sản văn hoá – lại khẳng định cội nguồn văn hoá và thời điểm bắt đầu cho hình thức của nó là thời đại Hùng Vương.

TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG 845593371_3200ea8fce_oTất cả sự so sánh và minh chứng ở trên đă chứng tỏ rằng: Y phục dân tộc người Việt thời Hùng Vương được phản ánh qua y phục của những nhân vật rối nước. Và chính câu nói của Khổng tử : “Nếu không có Quản Trọng thì chúng ta phải búi tóc và vắt vạt áo bên trái như người Man di rồi”, lại là một sự liên hệ hợp lý tiếp theo, cho thấy những y phục này có từ trước thế kỷ thứ VII tr.CN trong nền văn minh Lạc Việt. Những sự liên hệ trùng khớp những hiện tượng liên quan được bổ sung bằng một đoạn trong cuốn cổ sử trích dẫn sau đây: Như vậy, cùng với tất cả những vấn đề được minh chứng liên quan đến thực trạng xã hội thời Hùng Vương đã cho thấy một sự tương quan hợp lý, khẳng định tính chân xác của cổ sử Việt Nam về một nền văn hiến gần 5000 của dân tộc Việt (tính từ 2879 tr.CN đến 2001) và một nước Văn Lang cội nguồn của dân tộc Việt. Tây giáp Ba Thục; Bắc giáp Động Đình Hồ; Nam giáp Hồ Tôn; Đông giáp Đông Hải. Thời điểm được coi là "biến mất một cách bí ẩn vào khoảng 2000 năm trước đây", chính là thời điểm sụp đổ của nền văn minh Văn Lang. Hiện tượng “Vắt vạt áo bên trái” lại phù hợp với sự ứng dụng mang tính phổ biến có tính nguyên tắc, liên quan đến con người của học thuật Đông phương cổ là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Đó là nguyên tắc “Nam tả, nữ hữu” .

Tô Đông Pha chép rằng:

...Nước Nam Việt từ Tam Đại trở xuống, không đời nào dẹp yên cả. Đời Tần (246 - 207 tr.CN), tuy có đặt quan chức cai trị, xong rồi trở lại tình trạng man di. Bị Ly mới diệt được nước ấy và chia làm chín quận. Nhưng đến đời Đông Hán, lại có người con gái là Trưng Trắc, khởi binh rung động hơn 60 thành. Đương thời vua Thế Tổ mới dẹp yên thiên hạ, thấy dân đă mỏi mệt và chán việc dụng binh, bèn đóng cửa Ngọc Quan từ tạ Tây Vực. Phương chi Nam Việt là chỗ hoang viếng, không đáng phiền lụy đến quân đội nhà vua nếu không phải Tuân Tức Hầu (Mã Viện) chịu khó đánh dẹp thì dân chín quận vẫn khoác áo bên trái đến bây giờ.*

Qua đoạn trích dẫn trên, chúng ta lại một lần nữa thấy tính hợp lý giữa các hiện tượng và vấn đề liên quan đến việc vạt áo cài bên trái của chín quận Nam Việt. Điều này chứng tỏ tính thống nhất về văn hóa ở vùng đất nam sông Dương Tử này hoàn toàn khác biệt với văn hóa Hoa Hạ.

Đây cũng chính là vùng đất: Bắc giáp Động Đính hồ; Nam giáp Hồ Tôn; Tây giáp Ba thục; Đông giáp Đông Hải của nước Văn Lang xưa. Sự hiện hữu của văn hóa y phục cài vạt bên trái của Nam Việt, liên hệ với sách Luận ngữ của Khổng Tử đã chứng tỏ rằng: Từ trước thế kỷ thứ 7 tr.CN, và xa hơn - Từ thời Tam Đại - nền văn hóa Lạc Việt đã là một nền văn hóa ưu việt cho khu vực. Ảnh hưởng của nền văn hóa này rất lớn, để “Nếu không có Quản Trọng thì người Hán đã phải cài vạt áo bên trái” . Không phải chỉ Khổng Tử đã thừa nhận từ thời cổ đại Trung Hoa. Tiếp nối đến Tô Đông Pha vào thời trung cổ cũng xác nhận điều này. Và ngay thời hiện đại, chính các nhà nghiên cứu Trung Hoa cũng thừa nhận. Bạn đọc xem đoạn trích dẫn dưới đây:

Phát hiện mộ cổ bí ẩn ở Trung Quốc

Các nhà khảo cổ nước này vừa khai quật một ngôi mộ hơn 2.500 tuổi, có thể thuộc về một vị vua của triều đại Ba (Ba Kingdom) bí ẩn. Ngoài 500 đồ vật bằng đồng, trong mộ còn có bộ xương của 2 người đàn bà và một người đàn ông, mặt ngửa lên trời và hướng về phía đông. Nhóm nghiên cứu cho rằng đó có thể là những tuỳ tùng hoặc chư hầu được chôn cùng vị vua. Nếu được xác nhận, đây sẽ là phát hiện khảo cổ quan trọng nhất liên quan tới triều đại Ba. Ngôi mộ nằm ở Luo Jiaba, tỉnh Tứ Xuyên, mang đặc điểm điển h́ình của một ngôi mộ thuộc đẳng cấp cao nhất trong số các ngôi mộ thuộc triều đại Ba đã được tìm thấy. 31 ngôi mộ khác cũng đã được khai quật ở khu vực. Hầu hết các đồ đồng là vũ khí (như giáo, gươm, dao găm và rìu), hay các vật cúng tế tương ứng với vị trí tối cao của chủ nhân ngôi mộ. Triều đại Ba bao trùm các vùng Tứ Xuyên, Hồ Nam và nhiều nơi khác ở miền nam Trung Quốc trước khi biến mất một cách bí ẩn khoảng 2.000 năm trước đây. Người dân thời đại này được miêu tả là những chiến binh hiếu chiến và gan dạ. Tuy vậy, nguồn gốc, cấu trúc xã hội và văn hoá của họ vẫn còn là một điều bí ẩn.

Minh Thi (theo Tân Hoa Xã)
Thuyết Âm Dương Ngũ hành quan niệm rằng:
Sự vận động của Âm Dương luôn chuyển hoá cho nhau. Trong Âm có Dương và ngược lại. Phái Nam thuộc Dương nên cài áo vạt bên trái thuộc Âm, phái nữ thuộc Âm nên cài vạt bên phải thuộc Dương. Hiện tượng “vắt vạt áo bên trái” lại là một chứng tích nữa chứng tỏ thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về người Lạc Việt và đã ứng dụng một cách chi tiết trong sinh hoạt và đời sống xă hội. Hiện tượng này bổ sung cho luận điểm về nguồn gốc của những học thuật cổ Đông phương có xuất xứ từ nền văn hiến Lạc Việt. Đây cũng là những dấu chứng để khẳng định rằng: Nền văn minh Lạc Việt vào thời điểm thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đă phát triển rực rỡ về nhiều mặt.

Việc liên hệ y phục của các con rối nước và xuất xứ của nghệ thuật dân gian Lạc Việt này với di vật khảo cổ và thư tịch cổ, còn dẫn tới những sự liên hệ tiếp nối về rất nhiều vấn đề văn hoá xă hội liên quan ở thời Hùng Vương, như: âm nhạc, nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật tạo hình v.v…là những hình thức nghệ thuật liên quan một cách hữu cơ đến một sân khấu rối nước. Từ những luận điểm và dẫn chứng ở trên, hoàn toàn có cơ sở để để khẳng định rằng:
Y phục thời Hùng Vương đã hoàn chỉnh và định hình ở tất cả các tầng lớp trong xã hội, ở các tầng lớp trên đã có những y phục trang trọng trong những nghi lễ quốc gia.

Người Việt Nam hoàn toàn có cơ sở khoa học để chứng tỏ một cội nguồn gần 5000 năm văn hiến về mọi phương diện.
-----------------
* Chú thich: An Nam chí lược; Lê Tắc; Quyển đệ nhất; mục “Cổ Tích”. Viện Đại hoc Huế 1961. Giáo sư Linh mục Cao Văn Luận.

Phục chế y phục xã hội thời Hùng Vương

Những bằng chứng trên tất cả mọi lĩnh vực: Từ các bản văn cổ của chính Khổng tử, di vật khảo cổ và các kết luận về khảo cổ, di sản văn hóa phi vật thể…cùng với một luận cứ thỏa mãn các tiêu chí khoa học bởi mối liên hệ chặt chẽ, có hệ thống và nhất quán với các hiện tượng liên quan một cách hợp lý đã chứng minh rằng: Y phục dân tộc thời Hùng Vương là y phục của dân tộc Việt trong một xã hội văn minh nhất thời bấy giờ ở Đông Phương và vượt xa văn hóa Hán muộn nhất vào thế kỷ thứ VII trước CN. Do đó chúng ta hoàn toàn có cơ sở khoa học để phục chế lại những hình thức y phục thời Hùng Vương của dân tộc Việt.

I - Cái nhìn của quan điểm lịch sử mới về y phục thời Hùng Vương


Trước hết, chúng ta hãy xem lại những bức tranh dưới đây miêu tả y phục thời Hùng Vương theo quan điểm lịch sử mới.

TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG Yphuc1
TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG YP8

Vua Hùng và các quan lang

Chúng ta so sánh nó với bức hình chụp một đoàn văn công đang thể hiện tiết mục "Cồng Chiêng" của các dân tộc Tây Nguyên dưới đây:

TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG YPTN1-1

Chúng ta thấy y phục của dân tộc Tây Nguyên và cái gọi là trang phục của "Vua Hùng và các quan lang" gần như hoàn toàn giống nhau. Nhưng thật không may cho "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "Cộng đồng khoa học thế giới" là: Họ không thể chứng minh và giải thích được trên ngay cái "cơ sở khoa học" của họ về mối liên quan giống hệt giữa hai hình thức y phục này. Tất nhiên, họ cũng chẳng thể liên hệ được y phục của thổ dân da đỏ với y phục thời Hùng Vương mà họ miêu tả. Nói tóm lại là thế này: Họ đã quan niệm rằng: "Thời Hùng Vương chỉ là một nhà nước sơ khai" và "thực chất là một liên minh 15 bộ lạc" thì cái hệ quả tất yếu là họ phải chọn một loại y phục nào nghèo nàn nhất hiện nay mà họ nhìn thấy để minh họa cho cái ý tưởng gọi là "cơ sở khoa học" của họ. Bởi vậy, nhìn những cái gọi là "y phục thời Hùng Vương" theo quan điểm mới trông giống y phục truyền thống của đồng bào Tây Nguyên một cách kỳ dị như vậy.

Những người có quan điểm phủ nhận những giá trị truyền thống của dân tộc Việt bám lấy luận cứ căn để của họ là: "Không có di vật khảo cổ để minh chứng cho lịch sử gần 5000 năm văn hiến". Nhưng trong những cái hình mà họ minh họa về thời Hùng Vương thì chính họ lại tự phủ nhận ngay cái luận cứ đó. Họ lại lấy cái hiện tại - y phục của các dân tộc ít người trong thời hiện đại - để minh họa cho quá khứ.

Có lẽ quá đủ để thấy cái sản phẩm "cơ sở khoa học", tập trung trí tuệ của "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" cộng với "cộng đồng khoa học quốc tế". Thật là thảm hại.

II- Phục chế y phục thời Hùng Vương trên tiêu chí khoa học
1. Y phục của vua Hùng và Lạc Hầu
Di vật khảo cổ liên quan

TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG A%3ETrung thành với tiêu chí khoa học này. Bây giờ chúng ta xem xét lại hình người trên trống đồng Lạc Việt - một di vật khảo cổ - được xác định niên đại vào khoảng thế kỷ thứ VII trước CN

So sánh với văn bản liên quan:

“Thượng Thư – sách ghi chép thời thượng cổ” (bản dịch Võ Ngọc Liên, Trần Kiết Hùng. Nxb Đồng Nai 1996, trang 156):

Ba loại như mặt trời, mặt trăng, các vì tinh tú thì làm tinh kỳ, rồng chỉ y phục của vua, hổ chỉ y phục của đại thần theo sự phân biệt ba loại y phục khác nhau: cổn miện (của vua), tệ miện, tuyệt mịch. Tên của ba loại
Về Đầu Trang Go down
 
TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Vài nét về trang phục thời xưa
» Hát Xoan - "đặc sản" văn hoá thời Hùng Vương
» Tổ chức nhà nước thời Hùng Vương
» VĂN LANG THỜI HÙNG VƯƠNG ĐÃ TỪNG CÓ CHỮ VIẾT RIÊNG?
» Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
khac_CLUB :: Thư viện :: Thư viện hình ảnh-
Chuyển đến