khac_CLUB
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

khac_CLUB

Câu Lạc Bộ sáng tác truyện tranh TP.HCM
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

  HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
ujo
MOD
MOD
ujo


Tổng số bài gửi : 35
Join date : 06/12/2010

 HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM    HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM I_icon_minitimeTue Feb 08, 2011 7:40 pm

NGUỒN: BY KOHAKU- VNCOMICFARM. COM ( Link)


Để dễ nhìn và tiện theo dõi, tớ ngắt ra thành nhiều bài nhé!


I. Đầu tiên, ta điểm qua NHỮNG HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ NGUYÊN TỐ BẢN XỨ:



1/ TÍN NGƯỠNG SÙNG BÁI CON NGƯỜI – TỨ BẤT TỬ:

hệ thống 4 vị thần cao quý nhất VN, theo thứ hạng từ lớn đến bé: Sơn Tinh/ Thánh Gióng/ Chử Đồng Tử/ Liễu Hạnh. Thực tế, nếu nói đến tín ngưỡng này thì ta phải gom gần…vài ngàn thành hoàng của các làng vào mới đủ bộ. Demou, Tứ Bất Tử là bốn vị lớn nhất, mạnh nhất, nổi tiếng nhất, phụ trách bảo hộ các mặt trong đời sống VN chứ không đơn thuần là “thần trấn…làng” như các vị khác. Thế nên tôi chỉ kể đến Tứ Bất Tử mà thôi:

- Sơn Tinh ( Tản Viên Sơn Thánh: mạnh nhất, bảo hộ đạo giáo thần tiên, một trăm ngành nghề - bách nghệ, chinh phục thiên nhiên.)
- Thánh Gióng ( Xung Thiên Thần Vương Thánh Gióng: đứng thứ 2, bảo hộ nghề luyện kim, võ thuật, quân đội, chiến tranh tự vệ.)
- Chử Đồng Tử ( Chử Đạo Tổ: đứng thứ 3, bảo hộ đạo giáo thần tiên, thương mại.)
- Liễu Hạnh ( Thánh Mẫu Liễu Hạnh: đứng chót, bảo hộ đạo giáo phù thủy, hôn nhân gia đình, văn hóa thơ ca.). Thực tế, trước khi Liễu Hạnh xuất hiện, ghế cuối này được chia nhau bởi 2 vị Nguyễn Minh Không và Từ Đạo Hạnh, cũng là hai …phù thủy có cỡ.

2/ TÍN NGƯỠNG SÙNG BÁI TỰ NHIÊN:

Khác với ngũ hành của TQ hay hệ thống nguyên tố của châu Âu, người VN sử dụng đến… 2 bảng nguyên tố tác biệt nhau, đó là:

- TAM PHỦ: Có thể xem có dính một chút tàn tích thời Mẫu Hệ. Bảng nguyên tố bao gồm: Trời ( Mẫu Thượng Thiên) – Đất ( Mẫu Thượng Ngàn) – Nước ( Mẫu Thoải).
- TỨ PHÁP: Mây ( Pháp Vân) – Mưa ( Pháp Vũ) – Sấm ( Pháp Lôi) – Chớp ( Pháp Điện).

Qua 2 bảng trên, ta thấy rõ tính chất nông nghiệp ăn sâu vào xương, tủy, máu, cốt, não của người Việt đến mức độ nào. Ngoài 2 hệ thống trên quan trọng nhất, người Việt còn thờ vài số hệ thống khác, một số trong đó xuất phát từ Trung Quốc:

- Ngũ Phương Chi Thần ( Thần Năm Phương) : thờ 5 hướng trong không gian.
- Ngũ Đạo Chi Thần ( Thần Năm Con Đường): thờ 5 ngả đường.
- Ngũ Hành Nương Nương: hệ thống ngũ hành của Trung Quốc
- Mười Hai Bà Mụ ( tên văn vẻ là Thập Nhị Hành Khiển): thay phiên nhau cai trị trong 12 năm, nhái theo 12 con giáp. Ngoài ra, 12 vị này còn phụ trách bảo hộ sinh nở.
- Ngọc Hoàng, Thổ Công, Hà Bá.



3/ TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC:

không có tên gì cụ thể, cũng khó mà thể hiện trong game nên tôi bỏ qua.

Như vậy, ta chỉ sử dụng 1/ và 2/ trong việc tạo class. Nhưng trước đó, vẫn còn nhiều điều ta phải kể qua.


Về Đầu Trang Go down
ujo
MOD
MOD
ujo


Tổng số bài gửi : 35
Join date : 06/12/2010

 HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM    HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM I_icon_minitimeTue Feb 08, 2011 7:45 pm

II. PHÂN BIỆT ĐẠO GIÁO THẦN TIÊN VÀ ĐẠO GIÁO PHÙ THỦY:


Trong hệ thống Tứ Bất Tử tồn tại 2 kiểu class sử dụng phép thuật khác nhau, đó là Đạo Giáo Thần Tiên (bảo hộ bởi Sơn Tinh, Chử Đồng Tử) và Đạo Giáo Phù Thủy (bảo hộ bởi Liễu Hạnh.). Vậy thế nào là đạo giáo thần tiên, đạo giáo phù thủy?

1. ĐẠO GIÁO THẦN TIÊN:


1.1/ GIỚI THIỆU VÀ LỊCH SỬ:


Đạo giáo thần tiên, hiểu đơn giản là …Đạo giáo. Đây là một tôn giáo Trung Quốc do Lão Tử tạo ra. Quan niệm căn bản của ông là con người chỉ nên sống thuận theo tự nhiên và chẳng nên thay đổi cái gì cả. Dù thế, do quan niệm “ thuận theo tự nhiên”, càng về sau, Đạo giáo Trung Quốc càng dính tới những thứ như bùa chú, phép thuật, ma quỷ, luyện đan, cầu thuốc trường sinh,…

Đạo giáo thần tiên ở Việt Nam chủ yếu là trường phái đạo giáo tu tiên và luyện thuốc trường sinh. Tuy vậy, ta không nên hiểu cụm từ “đạo giáo thần tiên” đơn thuần là một môn phái đạo giáo. Thực tế người Việt hiểu cụm từ này còn sơ sài hơn nhiều. Hầu như họ chỉ dùng nó để chỉ những người chủ trương luyện tập phép thuật bản thân bằng cách sống ẩn dật, xa lánh thế tục và con người, ( nói đơn giản là sống như người…Elf.). Mà những tính chất này thì hầu hết Đạo giáo, Phật giáo,… đều có. Bạn có thể không tin, nhưng hãy nhớ lại: Chử Đồng Tử, một trong hai người bảo hộ đạo giáo thần tiên, người theo truyền thuyết đã truyền bá đạo giáo vào Việt Nam. Thực tế, anh ta không học đạo từ một ông đạo sĩ ngoe nguẩy phất trần, mà từ một… nhà sư mang tên Phật Quang. Và mỗi khi nhắc tới Bụt, người Việt đều mường tượng ra một ông tiên cầm phất trần trong khi đó thực chất là …ông Phật ( Buddha = Bụt). Thế nên “đạo giáo thần tiên” = “ tôn giáo từ bên ngoài du nhập vào”/ “tôn giáo ẩn dật”/ “không phải tôn giáo bản địa”, ta chỉ có thể hiểu sơ lược thế mà thôi.

Những người theo trường phái này và đắc đạo thì được dân gian gọi là “thần tiên”. Và bởi tính chất khép kín chẳng thua người Elf của họ, chẳng ai có thể tìm hiểu mà thống kê ra một bộ lịch sử ghi chép những hoạt động của họ từ xưa đến nay cả.


1.2/ TÍNH CHẤT:


Bảo hộ bởi Chử Đồng Tử và Sơn Tinh. Trường phái này cực kỳ khép kín, cực kỳ ẩn dật, cực kỳ xa lánh người đời. Họ hoàn toàn chẳng hề quan tâm đến cái quê hương mình sống nó có cháy nổ, lụt lội hay được mùa. Trời đất đã có luật tuần hoàn. Cả Đức Phật lẫn Lão Tử cùng nói thế. Thế thì mắc gì phải bận tâm về nó. Chỉ có khép lòng lại, tu thân đắc đạo thành tiên, đạt đến sự hòa hợp tột đỉnh giữa bản thân và thế giới, đó mới là cái duy nhất con người thực sự cần làm. Thế nên Hùng Vương kéo quân đánh, Chử Đồng Tử chỉ bình thản bay về trời. Còn Sơn Tinh cuối cùng quay về núi Ba Vì, khi An Dương Vương chiếm lấy Văn Lang, anh và vợ cũng chẳng buồn chống lại. Né tránh đánh nhau là tiêu chí căn bản của trường phái.

Đẳng cấp những người thuộc trường phái này không xác định dựa trên sức mạnh phép thuật họ có – dù họ rất mạnh về phép thuật – mà dựa trên tuổi thọ và kiến thức họ đạt được qua tu luyện và tích lũy. Nhiều người trong số họ được đồn đại là có tuổi thọ vài trăm năm. Một số người vốn dĩ không có chí tu tiên lắm, nhưng do may mắn rơi vào trường hợp đặc biệt, cưới được vợ tiên, sống ở tiên giới lâu năm, đạt tuổi thọ cao hơn người thường cũng vì thế mà được xếp vào trường phái này. Ví dụ rõ nhất là Từ Thức thời Trần trong “ Từ Thức gặp tiên”, hay Trần Tú Uyên thời Hậu Lê trong “ Bích Câu kỳ ngộ”.

Demou, cũng chính bởi tính cách ẩn dật quá mức, chẳng bao giờ thèm khoe mẽ tài phép của mình, thành ra cũng chẳng ai biết được trường phái này sở hữu những phép thuật gì. Ta chỉ biết, ngoài những phép thuật của trường phái, mỗi thành viên trong họ xem ra đều có những khả năng độc quyền riêng biệt. Điều đặc biệt ở chỗ: những khả năng riêng biệt này đôi chẳng khác gì phép thuật thuộc giáo phái …phù thủy. Chính điều này khiến chúng ta nhiều lúc thực sự chẳng biết nên gọi người trước mặt mình là “phù thủy” hay là “ thần tiên”.

Cũng bởi tính chất “xa lánh cõi đời” rất hợp với Phật giáo, trong khi “ thuận theo luật lệ trời đất” rất hợp với Nho giáo ( vốn về sau đã sát nhập thêm giáo lý từ Đạo Giáo) nên không lạ khi các Nho sĩ, nhà sư lẫn dân đen, ai cũng lâu lâu đâm hứng đi…ngồi thiền, tịnh tâm để “ thư thả đầu óc”.


Một minh họa chân thực nhất về một thành viên trong trường phái:
Link



1.3/ CÁC LOẠI PHÉP THUẬT – KHẢ NĂNG:

Như vừa nói ở trên, tính cách ẩn dật và lối “ khoe tuổi nhiều hơn khoe phép thuật” đã khiến việc lập danh sách xác định những loại phép thuật của trường phái này trở nên cực kỳ khó khăn. Chúng ta chẳng thực sự biết gì về họ ngoài việc họ là những chuyên gia tu tiên và luyện thuốc trường sinh. Tuy vậy ta vẫn có thể xác định trong giới hạn những gì có thể. Và đây là những gì tôi thống kê được:

- Vũ khí phổ thông là gậy phép.( Cả Sơn Tinh lẫn Chử Đồng Tử, mỗi người đều có một cây.)
- Rất thích thơ văn và rất giỏi thơ văn. ( không có gì lạ với kiểu người có vốn kiến thức rộng.)
- kiến thức cực kỳ rộng lớn.

- Tu tiên, luyện thuốc trường sinh:
+ Sống dai, rất khó chết.
+ Khả năng tự chữa lành vết thương ( Còn chữa cho người khác ư? Tôi cũng chẳng biết họ có khả năng đó hay không.).
+ tự điều chỉnh năng lực của bản thân theo ý muốn ( VD: tăng sức đề kháng để hạn chế những thương tổn mà bản thân đang hứng chịu, tăng tốc, tăng thị lực, làm cho bản thân bay lượn,…).
+ giỏi nghề y ( tích lũy kiến thức từ quá trình luyện thuốc. Sơn Tinh vốn cũng là một thầy thuốc rất giỏi với chiếc gậy sinh tử chuyên cứu sống người hoặc giết người.)

- Tiên tri bằng cách…viết chữ:
lập đàn cầu tiên, rất đơn giản: 1 cái án để 1 bình hoa, 1 bình hương nhỏ để đốt nhang, 1 mâm gạo, 1 cành đào gọi là "hạc bút". 1 nho sĩ sức học yếu chỉ đủ biết viết cầm cái "hạc bút" ấy.Cốt đây giống như 1 kiểu xin xăm, số đề hay cái gì đó tương tự, sĩ phu đi thi hay cầu ước mong thi đậu. Khấn vái nếu linh nghiệm thì anh cầm "bút" kia sẽ viết ào ào nhăng nhít lên mặt mâm gạo, 1 anh khác đọc nhanh chữ viết ra để ghi vào giấy.

* Ngoài những khả năng chung kể trên, như đã nói ở phần 2/, mỗi thành viên trong giáo phái này xem chừng đều tự rèn luyện một khả năng đặc biệt cho riêng mình. Cũng không lạ lắm, vì dù sao tiêu chí đạo giáo thần tiên cũng là hòa hợp con người vào quy luật thiên nhiên để tự kích hoạt năng lực đang ngủ vùi trong mỗi con người. Cụ thể:

- Chử Đồng Tử: còn là một thương nhân cực giỏi, đã xây dựng cả một triều đình riêng biệt dựa vào tài năng buôn bán và phép thuật của mình.
- Sơn Tinh: còn là vị chúa tể cai quản núi Ba Vì ( người Việt coi đây là núi Tổ) và muôn thú ( trừ thú hệ nước.)


1.4/ BONUS: MỘT SỐ THÀNH VIÊN NỔI TIẾNG CỦA TRƯỜNG PHÁI:


Chử Đồng Tử: đã nói quá kỹ. Xếp trên Sơn Tinh trong trường phái này vì xét trong trường phái này thì Nagisa-kun rõ ràng cao hơn.

Sơn Tinh: đã nói quá kỹ

Từ Thức ( chuyện "Từ Thức gặp tiên", khá nổi tiếng): Sống thời Trần Thuận Tông. Sau anh này kết hôn với tiên nữ Giáng Hương mà anh từng cứu giúp nên được đặc cách thành tiên không cần tu luyện. Tục truyền 1 thời gian sau anh nhớ nhà, quay về mới biết đã 300 năm trôi qua, ở nhà ko còn ai thân thích, lúc đó quay lại với Giáng Hương cũng không còn được nữa, đành tìm về phía hang động dẫn đến thiên giới ngày xưa, lạc đâu trong đám mây mù, sống chết không rõ. ( hình như Nhật có 1 truyện hao hao, khác cái là đi chơi Thủy Cung thì phải.)

Hoàng Mi tiên sinh: sống thời Trần - Hồ, tu tiên ở núi Nưa ( Nông Cống, Thanh Hóa), từng tiên đoán hậu vận nhà Hồ sẽ bị bắt ở núi Kỳ La. Nghe đâu đến tận đời Nguyễn vẫn còn có người thỉnh thoảng gặp được. Chuyện về ông này có nằm trong cuốn Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ, tên truyện là "Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na."

Trần Tú Uyên: sống thời Hậu Lê, y như Từ Thức, may mắn cưới được 1 nàng tiên là Giáng Kiều, sau cùng vợ cưỡi hạc bay đi. Đồn rằng rất thiêng, từng báo mộng cho Lê Thánh Tông hồi đem quân làm cỏ Champa. Dân chúng lập đền thờ trên nền nhà cũ của 2 người, gọi là " Bích Câu đạo quán".

Phạm Viên: con của hoàng giáp Phạm Chất, sống thời Lê Thần Tông. Anh này thường lên núi hái thuốc rồi gặp tiên, học đạo, có tài tiên đoán, đoán được hỏa hoạn, ngày giờ cha chết. Anh từng tặng 1 ông già ăn xin cây gậy phép biết tự xin tiền để sống

Còn có ghi nhận thêm vài tiên nữ lang thang tán nhảm với vua quan hay người thường. VD như Bồi Liễu Tán Nương, từng ngồi ca hát thơ văn với Lê Thánh Tông chán chê rồi bay về trời. Vua Lê nhân dịp đó xây ngay trên nền khu vực vô tình gặp mặt ấy 1 cái lầu gọi là "Vọng tiên quán.".

Thời Nguyễn có 1 cuốn sách tên là "Hội chân biên" xuất bản ở Thanh Hóa, ghi chép sự tích 13 tiên ông và 14 tiên nữ Việt Nam.

Năm 1933, 1 nhóm tín đồ Đạo Giáo ở Sài Gòn có xuất bản 1 cuốn sách mang tên Đạo Giáo.






Còn tiếp........
Về Đầu Trang Go down
ujo
MOD
MOD
ujo


Tổng số bài gửi : 35
Join date : 06/12/2010

 HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM    HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM I_icon_minitimeThu Feb 10, 2011 9:47 am

2/ WITCH - ĐẠO GIÁO PHÙ THỦY:


2.1. GIỚI THIỆU VÀ LỊCH SỬ:

Một thời gian sau khi được tạo ra, đạo giáo bắt đầu tiến đến hấp thu những yếu tố chung quanh nó (dựa trên lý luận căn bản: thuận theo tự nhiên). Để rồi, một nhánh tôn giáo mới ra đời từ đạo giáo, mang tên là Đạo Giáo Phù Thủy. Từ chỗ sống khép kín, chủ trương xa lánh người đời để chuyên tâm học đạo tu tiên, đạt đến trường sinh bất tử, những thành viên ĐGPT bắt đầu chuyển sang dấn sâu vào thế tục. Họ hấp thụ, thu gom những phép thuật xa xưa có sẵn trong nhân dân, tập hợp lại thành những bộ sách giáo lý cho tôn giáo mới của mình. Một trong những bộ sách đầu tiên dạng này được hoàn thành thời Hán Thuận Đế ( 122 – 144) bởi Vu Cát, bao gồm 170 quyển mang tên Thái Bình Tâm Lĩnh Kinh ( có 1 cái tên được nhiều người biết hơn là Thái Bình Yêu Thuật). Bộ sách này bàn luận từ chuyện chính trị, hưng phế cho đến thờ cúng, ngũ hành, bói toán, âm dương, phép an thiên hạ, bùa chú, phép thuật,… là tác phẩm kinh điển của ĐGPT nói riêng và Đạo Giáo nói chung về sau. Bởi việc đề cập đến chính trị, nhà Hán đã tịch thu bộ sách. Nhưng nó vẫn tiếp tục tồn tại trong nhân gian, và về sau được hoàn thiện bởi Trương Giác, một nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc, giáo chủ Thái Bình Đạo, người đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng. Trong thời gian sống và truyền đạo, Trương Giác đã đặt ra những điều lệ về phép thuật trong Đạo Giáo, như mặc áo vàng, sử dụng cửu thiết trượng ( gậy phép bằng sắt, khắc 9 nấc, tượng trưng cho 9 tầng trời), sử dụng bùa chú, lập đàn cầu phép,… Những điều lệ này trở thành quy tắc bắt buộc, sống mãi trong tôn giáo này cho đến tận ngày nay.

 HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM 1-1


 HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM 2
Trương Giác, người hoàn thiện hệ thống phép thuật cho Đạo Giáo Phù Thủy Trung Quốc.


Khác biệt rất xa với Đạo Giáo Thần Tiên, ĐGPT luôn luôn can thiệp vào những chuyện chính trị quốc gia. Suốt 2000 năm cho đến hiện tại, sự tồn tại của họ gắn liền với những hoạt động sử dụng phép thuật để gây thanh thế, tụ tập lực lượng chống đối các chính quyền. Trung Quốc có Khởi Nghĩa Khăn Vàng đời Hán, Minh Giáo đời Nguyên thì Việt Nam có Lý Giác, A Nùng đời Lý, Nguyễn Bổ thời Trần, TRần Đức Huy thời Hồ,... chính quyền thành lập bởi Đạo Giáo Phù Thủy nổi tiếng nhất là Hán Trung của Trương LỖ thời Tam Quốc. Riêng chính quyền Việt Nam từ thời Đinh đến hết thời Trần thậm chí chính thức công nhận cả hai trường phái, khi họ đặt chức Tăng quan cho phái Thần Tiên, và Đạo quan cho phái Phù Thủy. Đỉnh cao cuối cùng của ĐGPT ở Việt Nam là khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khi người Pháp chiếm đóng cả nước. Lúc đó, vô số các phù thủy, pháp sư đã sử dụng phép thuật và mê tín như một con bài để quy tụ dân chúng nổi dậy đánh Pháp, ví dụ như Cử Đa, Mạc Đĩnh Phúc, Trần Cao Vân,… với loại phép thuật cũ rích: súng bắn không chết. Đương nhiên họ hầu hết là phù thủy rởm và đều thất bại nhanh chóng.


2.2. TÍNH CHẤT:

Như đã nói, ĐGPT thực chất là trường phái đạo giáo đã hấp thu các yếu tố phép thuật trong dân gian. Nói cách khác, họ thực chất chỉ là những miko, shaman, thầy mo, phù thủy,… nay mang cái mác mới là con em Đạo Giáo đâu đâu bên Trung Quốc. Bình mới rượu cũ, nên tôi mạn phép gọi những thành viên trong trường phái này bằng một cái tên gần gũi với bản chất của họ hơn: “ phù thủy”. Phép thuật của họ chủ yếu là thu thập từ dân gian nhiều hơn là từ trong giáo phái ( những bộ sách về phép thuật của giáo phái thực ra chỉ là cóp nhặt từ dân gian rồi chép vào, hệ thống lại.). Ở Việt Nam, tính chất này thể hiện rõ nhất, khi loại phép thuật căn bản của ĐGPT là thuật Đồng Cốt.

Trong khi chủ trương của Đạo Giáo Thần Tiên là xa lánh xã hội, Đạo Giáo Phù Thủy rất tích cực truyền đạo và kích động những cuộc nổi dậy chống chính quyền. Trong khi Đạo Giáo Thần Tiên xác định cấp bậc của mình qua tuổi thọ, tri thức, Đạo Giáo Phù Thủy khẳng định mình qua số ma quỷ mà họ đã tiêu diệt, hay những phép thần thông biến hóa mà họ luôn luôn phô diễn trong dân gian. Tóm lại, Thần Tiên càng ẩn dật bao nhiêu thì Phù Thủy càng sôi động bấy nhiêu, Thần Tiên có chiều hướng thiên về phòng thủ trong khi Đạo Giáo luôn tấn công tích cực. Tác phong và loại phép thuật sử dụng chính là thứ khiến ta phân biệt 2 trường phái này với nhau. Không ngạc nhiên khi những người cửa Phật như Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, vì những trò phô diễn nhổ đinh bằng tay trong dân gian, trừ yêu diệt ma, nguyền rủa chết người mà được đẩy thẳng sang làm lãnh đạo của ĐGPT. Ngay cả vũ khí sử dụng cũng khác, ít nhất ở Việt Nam: trong khi Thần Tiên chỉ sử dụng gậy phép, các Phù Thủy dùng từ gậy, gươm ( Trần Hưng Đạo), búa ( Thần Độc Cước), chùy ( Nguyễn Minh Không),… thậm chí như Liễu Hạnh chỉ có hai bàn tay không. Một số người như thần Độc Cước thậm chí mặc cả giáp, làm cho họ ngày càng gần với một chiến binh sử dụng phép thuật hơn là một phù thủy đơn thuần.

Một đặc điểm nữa đặc trưng của ĐGPT là thờ/ cầu xin sự hỗ trợ từ các vị thần, chủ yếu là những vị đã được kết nạp vào hệ thống phép thuật Đạo Giáo. Ngoài những loại ma quỷ, quái vật,… ( nếu có) vặt vãng mà ta không thể biết được, ở Việt Nam, bên cạnh những Ngọc Hoàng, Thái Thượng Lão Quân, Quan Vũ, thần Trấn Vũ từ Trung Quốc, ĐGPT còn du nhập thêm những vị thần bảo hộ mới, bao gồm:

- Liễu Hạnh và Đức Thánh Trần ( Trần Hưng Đạo), 2 người quan trọng nhất. Trước đó thì được bảo hộ bởi 2 nhà sư Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không.
- Thần Tam Bành ( Tam Danh Đại Tướng Âm Binh)
- Thần Độc Cước
- Huyền Đan
- Ông Năm Dinh ( Ngũ Dinh Quan Lớn)
- Quan lớn Tuần Tranh


2.3. PHÉP THUẬT – KHẢ NĂNG:

Khác với Đạo Giáo Thần Tiên, ta biết được rất nhiều loại phép thuật từ Đạo Giáo Phù Thủy. Dưới đây là những loại phép căn bản nhất mà ai cũng phải có:

- Vũ khí: gậy/ kiếm/ấn tín/ đao/búa/chùy/….
- Đồng Cốt: lên đồng, giao tiếp với các linh hồn.
- Đầu Thai chuyển kiếp:liên tục tái sinh bằng hình thức đầu thai.
- Biến Hình:biến hóa thành nhiều loại sinh vật, từ thỏ, chuột cho đến cọp,voi.
- Sử dụng bùa chú, ngải, máu người chết,…:để nguyền rủa để địch hay để bảo vệ bản thân, trị bệnh.
- phá giải các phép nguyền rủa của kẻ khác.
- thờ phụng và nhận sự hỗ trợ từ các vị thần trong Đạo Giáo.


2.4. CÁC VỊ THẦN ĐẠO GIÁO VIỆT NAM:

- Thánh Mẫu Liễu Hạnh:

Một trong Tứ Bất Tử ( sau khi đã sút Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không khỏi ghế này). Tên gốc của cô là Giáng Tiên, tương truyền là con gái của Ngọc Hoàng- đương nhiên là rất rất rất rất đẹp - do phạm tội mà bị đày xuống trần gian. Từ đó, cô ta…ghiền trần thế luôn nên ngay cả khi hết hạn đi đày cũng không muốn trở về. Liễu Hạnh nhiều lần đầu thai chuyển kiếp, tái sinh vào hết người phụ nữ này đến người phụ nữ khác, sinh con cái như người bình thường. Đôi khi cô hứng chí hiện lên ngâm thơ tán dóc với các nhà Nho. Khi khác, cô lại đi theo đoàn quân đi đánh giặc. Hành động nổi tiếng nhất của cô là lần cho hoàng tử con vua Lê lên giường với một con…khỉ đột, vì tội dám giở trò mờ ám. Lê Huyền Tông từng cho cô là tà thần nên đã ra lệnh đốt đền thờ Liễu Hạnh. Tóm lại, Liễu Hạnh là một người phụ nữ nhưng là rất nhiều người phụ nữ. Nói theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh thì Liễu Hạnh là " 1 cô gái, 1 nàng tiên, 1 nhà thơ, 1 người vợ, 1 nữ tướng.".


 HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM 3


- Đức Thánh Trần Trần Hưng Đạo: trong khi các bà Đồng thờ Liễu Hạnh thì các ông đồng có tục thờ vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn ( nên có câu " Tháng 8 giỗ Cha, tháng 3 giỗ Mẹ" là vì thế.). Truyền thuyết rằng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn có tài phép rất cao, từng trừ được yêu ma. Ông từng chém 1 yêu tinh tên Phạm Nhan. Phạm Nhan tên gốc là Nguyễn Bá Linh, cha người Nguyên mẹ người Việt, thi đỗ tiến sĩ ở Trung Quốc. Phạm Nhan cũng là 1 wizard, nhưng rồi bị nhà Nguyên tử hình vì tội ... với cung nữ, nhưng hồn ma vẫn còn vất vưởng xin theo quân Nguyên đi đánh Đại Việt để lập công chuộc tội. Tương truyền anh yêu quái này bị tóm cùng lúc với Ô Mã Nhi, rồi bị lôi đi tử hình. Do là yêu quái nên chỉ có Trần Hưng Đạo mới giết được. Trước khi bị chém, anh Nhan đòi ăn, Hưng Đạo Vương nổi nóng lỡ lời: " cho ngươi ăn sản huyết bà đẻ.". Từ đó hồn anh tiếp tục lại vấn vưởng chực mò đến ám những phụ nữ mới sinh. Dân ta do vậy có lệ đến cầu Đức Thánh Trần bảo hộ cho mẹ tròn con vuông luôn từ đó. Các phù thủy thờ Trần Quốc Tuấn thường sử dụng kiếm và ấn ( ấn làm từ vỏ và thân một trong những loại cây: cây gỗ đào, cây dương liễu, cây núc nác - tức cây Hoàng Bá) và kêu gọi sự giúp đỡ từ Trần Hưng Đạo cùng các tướng của ông như Yết Kiêu, Dã Tượng,…

- Thần Tam Bành ( Tam Danh Đại Tướng Âm Binh): quê quán ở Vụ Bản, một làng rèn nổi tiếng, thờ Cao Lỗ - người chế tạo nỏ thần. Ông sinh thời Lê Thánh Tông. Tương truyền ông sinh ra với... 3 cái sừng bọc sắt trên đầu nên bị mẹ sợ quá đem...chôn sống. Không ngờ ông chết rồi thành tinh luôn, trở thành linh thiêng, lập công đánh giặc nên sau được vua ban xưng hiệu Tam Danh Đại Tướng Âm Binh. Từ đó dân chúng mới thờ thêm thần Tam Danh, hay Tam Bành. Sau đây là 1 phiên bản thông dụng và chi tiết nhất về ông:

Trích dẫn
một người đàn bà ở làng Bảo Ngũ ( Vụ Bản, Nam định) đã một lần sinh ra thay vì đứa con như người bình thường, lại sinh ra 3 loại bao như hình cái túi, trong bao thứ nhất có một cái sừng, trong bao thứ hai có một cái đầu ( sỏ) và trong bao thứ ba có một bó sắt. Hai vợ chồng cả sợ đều đem chôn tất cả các vật dễ sợ này ở đầu làng, nhưng kể từ đó trở đi, các ma quái đủ loại liền hiện ra mà không ai trừ khử nổi. Vậy mà, vào lúc đó (dưới triều vua Hồng Đức (Lê Thánh Tôn) triều Lê, cả xứ đâu đâu cũng có giặc cướp nổi lên, vua Lê liền ban chiếu cho tất cả yêu quái trong xứ Bảo Ngũ là vua sẽ phong chức Đại Tướng Âm binh cho vị nào có thể dẹp hết các loại giặc cướp gây rối trong nước.Tuy không bị tấn công lần nào, những bất ngờ các băng cướp đều bị quét sạch. Như vậy nên vua Lê liền tấn phong cho ba vị yêu tinh thắng trận có tên là Tam Danh Đại Tướng, tức là vị tướng lãnh âm binh có 3 tên : SỪNG, SỎ, SẮT. Mớt ngôi đền được dựng lên để thờ cúng ba vị này và từ đó các pháp sư triệu thỉnh tam vị coi như là sự tổ của họ.


- Thần Độc Cước ( Độc Cước Sơn Triều): có nhiều truyền thuyết về sự khai sinh của thần này:

Trích dẫn
Phiên Bản 1:

con 1 pháp sư nổi tiếng ở Từ Sơn ( Hà Bắc), 3 tuổi đã có tài...đánh trống ầm ĩ dội tới trời. Trời bực quá sai tướng xuống chém làm. Cha đem chôn cậu. Không ngờ 100 ngày sau, đứa bé sống lại nhưng thiếu mất 1 tay, 1 chân, từ đó gọi là Độc Cước. Tương truyền trảm yêu trừ ma rất linh ứng.


Trích dẫn
Phiên Bản 2:

Tên gốc là Chu Văn Khoan. Ở Sầm Sơn, thời xưa có một bọn quỷ mũi đỏ đến vùng biển Sầm Sơn làm hại dân lành. Có một chú bé mồ côi cha vừa chui ra khỏi bụng mẹ đã lớn nhanh như thổi và trở thành người khổng lồ. Chàng khổng lồ đánh thắng bọn quỷ ngoài biển, quỷ tràn vào đất liền cướp phá, nếu chàng ở trong đất liền thì quỷ lại phá ở ngoài khơi. Chàng nghĩ cách lấy búa tự xẻ đôi thân mình, một nửa thân và một chân đứng ngự trên đỉnh Sầm Sơn, một nửa thân và một chân theo bè mảng ra khơi hộ vệ dân chài. Từ đó, bọn quỷ vào bờ hay ra biển đều thấy chàng khổng lồ, chúng bỏ đi nơi khác kiếm ăn, không dám bén mảng đến vùng biển này nữa. Từ đó xuất phát tên gọi thần Độc Cước, nghĩa là 'Một chân'. Dân Sầm Sơn nay còn thờ.

Trích dẫn
Phiên bản 3:

Xuất xứ tuốt luốt bên TQ. Có 1 anh nho sinh cưới nhầm vợ là Tiên quỷ ( sắp đạt cấp độ cuối). Một đạo sĩ vô tình gặp anh, tặng anh một lá bùa đuổi yêu. Cô vợ đi chợ về nhà, thấy chồng dán bùa trên cửa, không vào được liền gọi con ra, xé làm đôi. Một nửa cô vứt cho chồng, một nửa cô nhập vào rồi đi mất. Từ đó Chúa Quỷ Độc Cước xuất hiện. Phù Thủy nào muốn dễ thu phục, sai khiến âm binh thì phải thờ vị này, mỗi ba năm tế máu và tim người sống.

 HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM 4-1


- Huyền Đan ( Huyền = đen, sâu; Đan = mô đất cao -- > mô đất cao để tế lễ): sống thời Đinh Bộ Lĩnh, cưỡi cọp đen, có kiếm thần, dân thần, đũa bói toán.Thần tinh thông mọi quyền năng hô phong hóa vũ, không chuyện gì không làm được. Ngọc Hoàng xếp ông vào 1 trong 12 thiên tướng. Nhiều người cho rằng thần này gốc là một tướng lĩnh Trung Quốc.

- Quan Lớn Tuần Tranh: 1 ông quan sống thời Hùng Vương 18 ( nghe qua là đủ biết ông này không hề có thực), quê ở Hải Dương, có công lao lớn. Về sau ông lấy vợ là một cô mà ông không biết là đã có chồng là quan huyện trong vùng. Ông quan huyện kiện lên vua, tố cáo ông quyến rũ vợ mình, làm ông bị đày lên tận Lạng Sơn, rồi sau đó nhảy xuống sông Kì Cùng tự sát. Ở quê nhà, ông tái sinh thành một cặp rắn thần. Rắn nở từ 2 cái trứng rồi được 2 ông bà già ở huyện Tứ Kỳ ( Hải Hưng) nuôi nấng. Lớn lên, đôi rắn rất hiền, chỉ tội... thích ăn gà hàng xóm. Quan huyện biết chuyện bắt 2 ông bà trị tội. 2 ông bà phải vứt rắn xuống sông Tranh nên từ đó nước ở đây xoáy mạnh và rất linh thiêng. Đến thời Thục Phán An Dương Vương, vua tập hợp thuyền bè để chống giặc Triệu Đà ở ngay bến sông Tranh, nhưng tại chỗ dòng xoáy đó, thuyền bè không tài nào qua được mà lại có cơn giông tố nổi lên giữa dòng. Vua bèn mời các vị lão làng đến lập đàn cầu đảo thì lập tức sóng yên bể lặng, hơn nữa, quân sĩ ra trận cũng được thắng to. Ghi nhớ công đức, vua Thục giải oan cho ông và phong là Giảo Long Hầu. Sau này ông còn hiển thánh linh ứng, có phép nhà trời, cai quản âm binh, ra oai giúp dân sát quỷ trừ tà, dẹp hết những kẻ hại nước hại dân. Cặp rắn này thường được thờ dưới dạng 2 con rắn bằng giấy quấn trên xà nhà.

Quan Lớn Tuần Tranh cũng được thờ ở rất nhiều nơi nhưng phải kể đến hai nơi nổi tiếng bậc nhất: đầu tiên là Đền Ninh Giang hay Đền Quan Lớn Tuần Tranh lập bên bến sông (bến đò) Tranh ở Ninh Giang, Hải Dương (là nơi chính quán quê nhà của ông, nơi ông trấn giữ duyên hải sông Tranh, cũng là nơi ông hiển tích) và Đền Kì Cùng lập bên bến sông Kì Cùng, qua cầu Kì Lừa (là nơi ông bị lưu đày). Ngày tiệc chính của quan là ngày 25/5 âm lịch (là ngày ông bị lưu đày và bảo nhân dân quê ông làm giỗ vào ngày này), ngoài ra vào ngày 14/2, các đền thờ ông cũng mở tiệc đón ngày đản sinh của quan.



- Ông Năm Dinh ( Ngũ Dinh Quan Lớn): tín ngưỡng thờ cọp để đuổi tà. Người ta thường vẽ những bức tranh về năm con hổ, với vị trí phỏng theo Ngũ Phương, màu sắc phỏng theo Ngũ Hành để thờ cúng, mong trị được tà ma.


 HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM 5-1


Còn tiếp.....




Về Đầu Trang Go down
bông bụp
MOD
MOD
bông bụp


Tổng số bài gửi : 25
Join date : 01/12/2010

 HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM    HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM I_icon_minitimeSun Feb 13, 2011 10:48 am

Hay quá! đúng cái Bông đang cần, cảm ơn Ujo nhìu nhé
Về Đầu Trang Go down
Devilove.Rant
Admin
Admin
Devilove.Rant


Tổng số bài gửi : 22
Join date : 01/12/2010
Age : 35
Đến từ : hang động

 HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM    HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM I_icon_minitimeMon Feb 14, 2011 7:13 am

bài này hay đó Ujo ... cũng đúng cái Rant cần
Tiếp tục cố gắng nhá
Về Đầu Trang Go down
ujo
MOD
MOD
ujo


Tổng số bài gửi : 35
Join date : 06/12/2010

 HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM    HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM I_icon_minitimeFri Feb 18, 2011 2:11 am

dựa trên đống bùi nhùi ở trên, thử chia ra các class sau:

Class: Mộc Tinh


I. Biểu tượng class:cây đại thụ

II. Địa bàn - Trụ sở:

 HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM MocTinh

Trụ sở: Bạch Hạc ( Phú Thọ), sau cuộc xung đột với Lạc Long Quân thì dời xuống Nghệ An.

III. Lịch sử hình thành:

là class lâu đời nhất trong các class, được sáng lập từ vài trăm năm trước cả thời đại của Lạc Long Quân. Kẻ sáng lập class là Mộc Tinh – con quái vật mạnh nhất lịch sử người Việt - một cây chiên đàn cao hơn ngàn trượng trượng ( 3,33 m x 1000 = ít nhất là cao hơn 3,3 km), cành lá sum xuê, bóng che rợp đất mấy ngàn dặm ( 1 dặm khoảng 1,5 km. = > ít nhất che rợp 1500 – 15 000 km vuông, tức ít nhất bao trùm cả thành phố Hải Phòng, hoặc nhiều nhất che cả tỉnh Nghệ An.). Chim hạc kéo đến làm tổ, đậu trên cành cây rợp trắng cả một vùng, nên vùng đất của Mộc Tinh từ đó có tên là Bạch Hạc. Mộc Tinh sống qua hàng nghìn năm, dần khô héo rồi hóa thành yêu tinh, với sức mạnh cực kỳ ghê gớm, chuyên tấn công và ăn thịt con người.

Những sự kiện sớm nhất về class Mộc Tinh được đề cập là cuộc chiến giữa nó và Lạc Long Quân. Ngay cả ông tổ của người Việt cũng hoàn toàn bất lực khi đối đầu với kẻ địch này, cuối cùng phải dùng tiếng chiêng trống để lùa nó từ Bạch Hạc xuống tậnNghệ An. Mộc Tinh tiếp tục tồn tại ở đó, với tên mới là Quỷ Xương Cuồng. Class này sau đó chấp nhận sống hòa bình với nước Văn Lang/Âu Lạc, với điều kiện phải được cống “phi đầu liêu tử” mỗi năm. Suốt thời Bắc thuộc, đây cũng là lực lượng duy nhất còn giữ được độc lập, bởi đơn giản thế lực họ quá mạnh, quân đội Trung Quốc không dám đụng đến. Một số thái thú Giao Chỉ đã định chấm dứt lệ cống, nhưng đều bị giết chết ngay lập tức.

Thời hoàng kim của class Mộc Tinh tiếp tục tồn tại cho đến tận thời Đinh thì thình lình bị đứt đoạn. Sau sự kiện pháp sư người Trung Quốc là Văn Du Tường lập mưu… chém lén giết chết Quỷ Xương Cuồng trong một lễ hội do ông ta dựng nên, class Mộc Tinh bỗng dưng biến mất. Không ai biết họ đã tan rã hay lui vào bóng tối. Dù vậy, những tàn tích của class này vẫn tồn tại đến ngày nay, trong nếp sống của nhiều người dân tộc. Một phần những kỹ năng của class này tồn tại và được quân du kích sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Địa danh nổi tiếng nhất class này trong thời hiện tại là sóc Bom Bo trong bài hát cùng tên, sáng tác thời chiến tranh.

IV. Những chi tiết độc đáo ( cơ cấu, tính cách,…):

Class Mộc Tinh không đơn giản là tập hợp những “cái cây biết đi” cầm đầu bởi cái cây to nhất là Mộc Tinh như nhiều người thường nghĩ. Đó là một hệ thống xã hội độc lập, cấu thành bởi những bộ tộc nơi con người chọn cách sống dựa vào thiên nhiên và tôn thờ rừng. Họ đặc biệt tin tưởng rằng những cây cối có tuổi thọ cao sẽ có linh hồn, hoặc linh hồn của chính nó, hoặc là oan hồn ai đó nhập vào. Việc thờ cúng cây cối giúp họ tránh được tai họa từ loài ma quỷ đó, bên cạnh đó, bảo đảm cho họ sự hậu thuẫn từ rừng cây. Có một nguyên nhân trần tục cho lý do này: kỹ thuật canh tác kém dẫn đến năng suất thu hoạch trong các mùa vụ thấp, điều đó buộc những bộ tộc trên tiếp tục sinh tồn dựa trên săn bắt và hái lượm. Thế là nảy sinh xu hướng tôn thờ thần rừng, vị thần đã cưu mang họ.

Những người này sống trong những ngôi làng sâu tít trong rừng, được bao bọc bởi chông và các loại bẫy, tự tách mình khỏi phần còn lại của thế giới, giữ mãi một niềm tin vững chắc vào sự thiêng liêng của thiên nhiên ( chủ yếu là rừng). Về một mặt nào đó, họ là những kiểm lâm xuất sắc nhất trong việc bảo vệ rừng khi luôn biết cách khai thác mà không hủy diệt nó (1). Sống thuận theo tự nhiên, và những ai nắm vững quy luật tự nhiên và hòa đồng với nó tốt nhất sẽ là kẻ mạnh nhất. Những dân tộc này thậm chí bắt chước một số tác phong của Mộc Tinh, mà ví dụ rõ ràng nhất là sự kỳ thị, thậm chí tàn sát nhắm vào các ma lai, sinh vật mà người Trung Quốc gọi là “ phi đầu liêu tử” ( 2).



(1). Ví dụ dân tộc Stieng ở Bình Phước có tục “chỉ lấy những gì cần lấy”. Họ đầu độc nguồn nước để bắt cá rồi lại giải độc cho số cá còn lại, không bao giờ giết thú con, phá tổ hay tàn sát thú vật bừa bãi để luôn bảo đảm nguồn cung cấp lương thực về sau. ( “Hệ thống xã hội tộc người của ngường Stieng ở Việt Nam ( từ thế kỷ XIX đến năm 1975)” của Phó giáo sư dân tộc học Phan An.)

( 2). Ma lai/ phi đầu liêu tử: Theo sách Tây Dương Tập của người Trung Quốc ghi lại, đây là một giống người khá kỳ dị. Ban đêm họ tách đầu bay đi, sáng lại trở về. Liêu Tử sống lẫn trong dân chúng các vùng khê động thuộc Lĩnh Nam, người Trung Quốc còn gọi họ là Phi Đầu Liêu Tử. Trong khi đó, sách Bác Vật Chí ( cũng của TQ) chỉ đơn giản dùng Liêu tử để chỉ những dân chúng sống ở khu vực từ Tây Nam Kinh châu đến đất Thục mà thôi. Rõ ràng miêu tả của họ nhắm vào loài ma lai, một loại người/ sinh vật tương truyền chuyên ăn xác chết về đêm và đem đến tai họa cho các bản làng. Các dân tộc miền núi xem đây là tai họa khủng khiếp nhất đối với họ, do ma lai ngoài việc ăn ruột gan người sống lẫn chết, còn có thể nguyền rủa, gây ra hàng loạt dịch bệnh, tai ương để hủy diệt buôn làng. Truyền thuyết thông dụng cho rằng muốn giết nó chỉ cần máng cây bừa cào ở ngay cửa ra vào, khi trở về nó sẽ mắc kẹt chum ruột vào đó rồi chết khi mặt trời lên. ( nguồn: Thiên Nam Thính Văn Trích Diễm của giáo sư Đinh Gia Khánh)


V. Thành phần tham gia – mô tả nhân dạng:

Những bộ tộc tôn thờ thần rừng.

Những người này, do điều kiện kinh tế cực thấp và kém cỏi về mọi ngành nghề ngoài khai thác rừng nên ăn mặc cực kỳ nghèo nàn. Nam cởi trần đóng khố, nữ cởi trần quấn váy ngang hông. Điển hình là tộc người Stieng.

VI. Đặc điểm các kỹ năng:
- Mỗi thành viên của class đều chọn một cây già để tôn thờ như vị thần bảo hộ mình. Điều đó lặp lại tương tự ở cấp độ nhóm người, bộ lạc và toàn thể class. Càng lên cao, cây càng to, càng già, linh hồn của cây càng mạnh, đỉnh điểm là Mộc Tinh như ta biết.
- luôn tìm cách tăng cường sự hiểu biết về thiên nhiên để phục vụ cho việc săn bắt, hái lượm ( ví dụ: thói quen các loài thú và cách đặc bẫy chúng, công dụng, đặc điểm các loại lá thuốc, những loại động/ thực vật có thể ăn,…).
- Sử dụng chính những kỹ năng, kiến thức rèn luyện trong quá trình săn bắt, hái lượm để chiến đấu.(3)

(3). Ví dụ: tộc người Stieng cực giỏi về việc bắn chuyền tên. Khi một đồng đội hết tên trong chiến đấu, những người khác sẽ bắn tên vào búi tóc anh ta hoặc chính các cành cây gần đó để anh ta rút mũi tên ra và sử dụng. Họ cũng nổi tiếng về cách chế thuốc độc cho mũi tên - mũi tên độc có thể giữ nguyên tác dụng trong nhiều tháng dù cho bị dầm mưa và các loại thời tiết bất thường - bằng việc sử dụng các loại lá rừng.

VII. Đặc trưng vũ khí:

Không có vũ khí bắt buộc, nhưng hầu hết chúng làm từ gỗ. Vũ khí cơ bản là nỏ.




Nếu phải gọi class này bằng 1 cái tên tiếng Anh, tôi nghĩ “Hunter” hoặc “ Tree man” là hợp nhất.

Các sách tham khảo:
- truyện cổ Việt Nam: chuyện Lạc Long Quân, Mộc Tinh
- Lĩnh Nam Chích Quái: truyện Mộc Tinh
- Thiên Nam Thính Văn Trích Diễm của giáo sư Đinh Gia Khánh: truyện Mộc Tinh
- Hệ thống xã hội tộc người của ngường Stieng ở Việt Nam ( từ thế kỷ XIX đến năm 1975) của Phó giáo sư dân tộc học Phan An.
Về Đầu Trang Go down
ujo
MOD
MOD
ujo


Tổng số bài gửi : 35
Join date : 06/12/2010

 HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM    HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM I_icon_minitimeFri Feb 18, 2011 2:12 am

Class: Ân

I. Biểu tượng class: Ngựa đá

II. Địa bàn - Trụ sở:

 HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM An

Trụ sở: Núi Sóc ( huyện Sóc Sơn, Hà Nội)

III. Lịch sử hình thành:

Không biết hình thành từ lúc nào, nhưng cũng là một trong những class cổ xưa. Nó vốn là một liên minh bộ lạc ở phía Đông Bắc nước Việt hiện đại. Những cư dân ở đây có một sự sùng bái cao độ với đá, thứ công cụ phổ biến và hầu như duy nhất trong đời sống họ. Ở các bộ lạc này, nữ giới đóng vai trò quan trọng, phái nữ chiếm hầu hết các vị trí lãnh đạo.

Sự kiện lớn nhất và duy nhất của Class Ân là cuộc xâm lăng của họ vào Văn Lang dưới thời Hùng Vương thứ 6, được phát động dưới sự lãnh đạo của tổng chỉ huy Thạch Linh ( “Linh hồn của đá”) và 28 nữ tướng ( đến giờ lễ hội Gióng vẫn thể hiện điều này, nhưng giải thích đó là 1 hình thức thể hiện tính “âm” của quân giặc, trước tính “ dương” của Thánh Gióng). Vẫn không thể xác định Thạch Linh thực sự là một con người hay một cái gì đó, nhưng sức mạnh của class được chứng minh rất thuyết phục trong cuộc chiến. Họ đã phá hủy một vùng rộng lớn của Văn Lang, giết và đánh bại vô số vị tướng cho đến khi bị Thánh Gióng đẩy lùi. Trong cuộc chiến này, dù bị thất bại nặng nề với cái chết của toàn bộ tướng lĩnh, bản thân Thánh Gióng cũng tử trận sau đó ít lâu vì các vết thương. Bản thân linh hồn Thạch Linh và các tướng tá, binh sĩ ông ta, sau khi tử trận ở núi Sóc, đã trở thành kẻ cai quản địa ngục. Nói một cách nào đó, họ trở thành diêm vương trong hệ thống thần linh người Việt ( dù chẳng ai biết đến họ). Các hồn ma này sống trong một thành trì âm phủ có tên “Ân Vương thành”, nằm ngay dưới lòng đất núi Sóc, được canh giữ bởi một con rắn khổng lồ chuyên ăn sỏi đá. Một số nghi ngờ rằng con rắn này chính là Xề Xính, con quái vật khổng lồ mà xác nó khiến cho một người phải ăn trong 9 năm mới hết, kẻ từng bắt cóc con gái thượng đế trong câu chuyện của một số dân tộc ít người.

Từ sau sự kiện kể trên, không còn một thông tin rõ ràng gì về class này nữa. Ngày nay, tàn tích của nó chỉ còn lưu lại ở một số địa danh, câu chuyện liên quan đến tục tôn thờ đá ở 2 tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên. Một trong những địa danh nổi tiếng nhất là núi Phượng Hoàng, nơi bộ đội Việt Minh từng dùng làm chiến trường đánh Pháp.


IV. Những chi tiết độc đáo ( cơ cấu, tính cách,…):

Như đã trình bày ở trên. Class này được tổ chức và lãnh đạo hầu hết bởi nữ giới. Thành viên nữ cũng chiếm đa số trong lực lượng của họ. Class này xem việc tôn thờ và sử dụng vũ khí đá làm nền tảng rèn luyện sức mạnh. Sau sự kiện Thạch Linh, họ tiếp thu thêm việc thờ cúng, triệu hồi sự hỗ trợ của đội quân âm phủ Ân Vương thành.

V. Thành phần tham gia – mô tả nhân dạng:

Những bộ tộc tôn thờ đá. Ở class này, nữ giới nhiều và chiếm vị trí quan trọng hơn nam giới.

Về nhân dạng, rất dễ dàng nhận ra những người này do trang bị của họ, từ khiên giáp tới vũ khí, thậm chí vật cưỡi cũng làm từ đá.

VI. Đặc điểm các kỹ năng:
- Xem đá như vị thần hộ mệnh của bản thân mình.
- kêu gọi sự hỗ trợ từ Thạch Linh và đội quân âm binh của Ân Vương thành.
- Chuyên chế tác, sử dụng các vũ khí, vật dụng làm từ đá.
- Sử dụng vật cưỡi, những thành viên cấp cao thậm chí có thể sử dụng vật cưỡi bằng đá ( điển hình là ngựa đá).
- cũng biết một vài bùa chú trị liệu: lá ngải.
- Cực kỳ hung hãn, dũng cảm trong chiến đấu. Họ có thể vẫn bình tĩnh tiếp tục chiến đấu, ngay cả khi người lãnh đạo bị giết trên chiến trường.
- Tính tình kỳ quặc, làm nhiều điều quái lạ ( buộc các tù binh trồng cây ngược, cho ngựa đá ăn cỏ,…). Vẫn không xác định được những hành vi này đơn giản chỉ là một cái cớ để hành hạ tù binh hay còn có 1 lý do gì khác.

VII. Đặc trưng vũ khí:

Không có vũ khí bắt buộc, nhưng chúng hoàn toàn chế tác từ đá. Vũ khí cơ bản là búa đá.





Nếu phải gọi class này bằng 1 cái tên tiếng Anh, tôi nghĩ “Berserker” hoặc “ Stone man” là hợp nhất.

Các sách tham khảo:
- truyện cổ tích Việt Nam ( truyện Thánh Gióng).
- truyện cổ các dân tộc ít người ( truyện Xề Xính)
- Lĩnh Nam Chích Quái: truyện Ân vương
- chi tiết tiến hành lễ hội Gióng ở làng Phù Đổng.
- sự tích, tên các địa danh liên quan đến đá ở các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang.
Về Đầu Trang Go down
ujo
MOD
MOD
ujo


Tổng số bài gửi : 35
Join date : 06/12/2010

 HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM    HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM I_icon_minitimeFri Feb 18, 2011 2:13 am

Class: Âu Lạc

I. Biểu tượng class: Rùa Vàng

II. Địa bàn - Trụ sở:

 HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM AuLac

Trụ sở: Cổ Loa ( Đông Anh, Hà Nội)

III. Lịch sử hình thành:

lừng danh với danh hiệu “ class có lịch sử thê thảm nhất” bởi thành tích đầy những thất bại nặng nề.

Vốn là đội quân dưới quyền Cao Lỗ và An Dương Vương, ban đầu class này được tạo ra với mục đích dốc sức phục vụ cho quyền lợi vương quốc Âu Lạc. Ghi nhận đầu tiên về class là sự thắng lợi một cách khó khăn khi xâm lược nước Văn Lang vào thời Hùng Vương 18. Họ liên tục thất bại trong giai đoạn đầu, và chỉ chiến thắng khi nội bộ Văn Lang nảy sinh bất hòa và thoái hóa nghiêm trọng.

50 năm tồn tại của vương quốc Âu Lạc, sau khi họ đã sát nhập lãnh thổ vào nước Văn Lang, được xem như thời hoàng kim của class. Trong thời gian này, nhiều thành tựu to lớn được ghi nhận, mà nổi tiếng nhất là việc xây dựng thành Cổ Loa và thiết kế Nỏ Thần. Với những tiến bộ về công nghệ, họ đã lập được một số chiến tích như đẩy lùi quân Tần, và hai lần xâm lăng của Nam Việt. Nhưng chẳng bao lâu sau, An Dương Vương trúng kế “ ở rể” của Triệu Đà, bắt đầu đẩy đất nước tụt xuống dốc. Đầu tiên, ông ta đuổi Cao Lỗ và bất cứ ai phản đối cuộc hôn nhân Mị Châu – Trọng Thủy ra khỏi triều đình. Những người này đã bỏ về quê, xây dựng lực lượng riêng hòng cố cứu vãn khi thảm họa xảy ra. Kế đó, An Dương Vương trong một phút sơ ý, để cho Trọng Thủy phá hủy luôn Nỏ Thần mà không hề hay biết. Cho đến khi Nam Việt xâm lăng lần thứ ba và tiến sát chân thành Cổ Loa, ông ta mới nhận ra lực lượng lẫn vũ khí của mình đã bị do thám/ chia rẽ/ phá hoại nặng nề. Tuyệt vọng, An Dương Vương giết Mị Châu tại cửa biển rồi tự sát. Cùng lúc đó, Cao Lỗ, với lực lượng tự xây dựng được, thiếu thốn hầu hết các trang bị và công trình quân sự mà đất nước đã nghiên cứu được trong 50 năm, cố gắng đối đầu với quân giặc một lần nữa để vớt vát tình thế. Kết cuộc, ông ta hoàn toàn bị đánh bại bởi một lực lượng đông, mạnh và chuẩn bị kỹ lưỡng hơn rất nhiều. Chính bản thân Cao Lỗ bị chém rơi đầu trong trận chiến. Âu Lạc hoàn toàn diệt vong, bị sát nhập vào Nam Việt, bắt đầu 1000 năm Bắc Thuộc.

Suốt khoảng 1500 năm sau đó, class rơi vào tình trạng tan rã. Các thành viên tứ tán mỗi người một nơi, tự do làm việc theo mục đích riêng từng người. Một số người cá biệt lập được chiến công, ví dụ như Hà Bổng, Hà Đặc trong ba lần chống Nguyên – Mông. Đến cuối thế kỷ 14, Class mới có thể chính thức tái thành lập nhờ sự giúp đỡ của Hồ Quý Ly, khi ông ta cần tập trung nhân lực toàn quốc vào việc nghiên cứu và chế tạo các loại vũ khí hiện đại nhất để chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược của Minh Thành Tổ. Nhưng theo chân sự sụp đổ quá nhanh của chính quyền Đại Ngu, class lại tan rã thêm lần nữa. Một số thành viên vì biến cố này mà lưu lạc sang tận Trung Quốc, không bao giờ trở lại. Họ lại tiếp tục phân tán và lang thang, hoạt động riêng rẽ như cũ trong gần 100 năm nữa.

Tia hy vọng cuối cùng của class xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ 15. Lúc này, những đoàn người Thái di dân đã thành lập hàng loạt tiểu quốc rải khắp từ miền bắc Thái Lan, sang Lào và lan đến tận Sơn La của người Việt. Một quốc gia người Thái khá lớn lấy tên là Bồn Man bắt đầu được xây dựng trên một vùng rộng lớn thuộc khu vực Sơn La, tây Thanh Hóa ( thuộc lãnh thổ Việt Nam hiện đại) và Xieng Khoang, Huoaphan ( thuộc nước Lào hiện đại). Vì có bà con xa với người Thái, rất nhiều thành viên của class đã kéo về đây, dự định dựa vào thế lực của vương quốc này để xây dựng lại thời hoàng kim ngày trước. Kết quả của nỗ lực này còn thảm khốc hơn những lần thảm bại trước đó. Bồn Man hoàn toàn bị triệt hạ và sát nhập vào Đại Việt, trong cuộc Tây chinh của Lê Thánh Tông vào năm 1478. 90 000 hộ của vương quốc này đã bị thảm sát toàn diện bằng chiến thuật bao vây và bỏ đói, dẫn đến kết cuộc chỉ còn 2000 người sống sót và đầu hàng người Việt. Class Âu Lạc hứng chịu thiệt hại quá sức chịu đựng, họ gần như hoàn toàn diệt vong. May mắn nhờ sự giúp đỡ của class Phù Đổng, từ đó về sau, class Âu Lạc chỉ còn tồn tại như một phân nhánh của Phù Đổng, trải tới thời hiện tại.

Vào thời cận đại, vai trò của Âu Lạc một lần nữa được chú ý vào nửa đầu thế kỷ 19, trong cuộc xung đột Xiêm – Việt diễn ra hơn 20 năm.


IV. Những chi tiết độc đáo ( cơ cấu, tính cách,…):

Sử dụng ưu thế công nghệ để khắc phục tất cả các yếu điểm khác. Vì thế class Âu Lạc còn có tên khác là “class phát minh”. Trường phái này hướng vào việc nghiên cứu, chế tạo những vũ khí, công sự, kỹ thuật quân sự mới mẻ, hiện đại để tăng cường sức mạnh của mình. Trong cuộc chiến chống quân Tần, chiến thuật du kích của họ thành công là nhờ khả năng xây dựng những thành lũy ngầm có khả năng ngụy trang tinh vi, những chiếc nỏ cải tiến có sức sát thương cao trên diện rộng mà trọng lượng vẫn rất nhẹ nhàng để mang vác trong chiến đấu. Phụ thuộc vào vũ khí đến mức trở nên hoàn toàn vô dụng khi không có chúng ( đương nhiên cũng có vài ngoại lệ, như An Dương Vương rất giỏi trong kỹ năng du kích, không thua gì class Mộc Tinh, nhưng những người như thế chỉ là trường hợp đặc biệt), đó là đặc điểm nổi bật của class họ.

Ngoài ra, class này còn là những chuyên gia trong nghề gốm, đặc biệt là nặn nồi và vung. Nguyên do vì tổ class của họ là Cao Lỗ vốn rất thích và giỏi trong việc này.

V. Thành phần tham gia – mô tả nhân dạng:

Những nhà phát minh tài ba, chuyên sử dụng những vũ khí kỳ lạ để chiến đấu. Người Thái chiếm 1 số lượng lớn trong class này. Nguyên nhân là do An Dương Vương gốc gác từ phía Tây, khu vực sau này sẽ lập ra Nam Chiếu và Đại Lý, vốn là các quốc gia người Thái. Có thể nói, class Âu Lạc có bà con xa với hai nước Lào và Thái Lan ngày nay. Đặc điểm này khiến cho họ hay dính vào những cuộc xung đột giữa Việt Nam và những quốc gia người Thái.

Về nhân dạng, rất dễ dàng nhận ra những người này do trang bị của họ: những vũ khí tấn công tầm xa có hình dạng lẫn công dụng kỳ quái.

VI. Đặc điểm các kỹ năng:
- khả năng xây dựng các công trình tinh xảo.
- khả năng cải tiến, chế tạo, sử dụng các loại vũ khí tấn công tầm xa, đặc biệt là nỏ.
- những thợ gốm rất giỏi, đặc biệt trong lĩnh vực nặn nồi và vung
- thiếu và yếu về toàn bộ các kỹ năng khác ngoài việc phát minh, dẫn đến quá phụ thuộc vào vũ khí.
- tôn thờ rùa vàng dù đây không phải đặc tính của class, tuy vậy, đôi khi họ kêu gọi được sự trợ giúp của rùa Vàng ( hên xui). Họ cũng có khả năng bơi lội như một kỹ năng thứ yếu.

VII. Đặc trưng vũ khí:

Cải tiến và sử dụng các loại vũ khí tầm xa, đặc biệt là nỏ. Nỏ của Âu Lạc vượt xa Class Mộc Tinh về mọi mặt.



Nếu phải gọi class này bằng 1 cái tên tiếng Anh, tôi nghĩ “Crossbower” hoặc “architect”, “daedal” những cái tên là hợp nhất.

Các sách tham khảo:

- truyện cổ tích Việt Nam ( truyện Cổ Loa thành, Mị Châu – Trọng Thủy).
- Thần linh đất Việt - nxb Văn Hóa Dân Tộc
- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, sự kiện năm 1478.
- Các vị tổ ngành nghề việt nam tập 1 – nxb Trẻ
- Lĩnh Nam Chích Quái ( truyện Rùa Vàng)
Về Đầu Trang Go down
ujo
MOD
MOD
ujo


Tổng số bài gửi : 35
Join date : 06/12/2010

 HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM    HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM I_icon_minitimeFri Feb 18, 2011 2:14 am

Class: Thủy Tinh
I. Biểu tượng class: Rồng Xanh Dương, từ thời Đinh về sau đổi thành Rồng Đỏ

II. Địa bàn - Trụ sở:

 HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM ThuyTinh

Trụ sở: Biển Đông

III. Lịch sử hình thành:

Class được sáng lập vào đời Hùng Vương 18, bởi Thủy Tinh, kẻ mang huyết thống và kế thừa Lạc Long Quân cùng 50 người con dưới biển. Vì lý do này, class còn có tên là “ trường phái của cha ông”. Mục tiêu đầu tiên của class chỉ là hợp thức hóa một quyền lực hùng mạnh vốn bao trùm toàn bộ Văn Lang từ ngày đầu dựng nước. Nắm giữ trách nhiệm bảo vệ đất nước, class này vào những ban đầu đã chấp nhận và liên kết với Sơn Tinh trong những cuộc chiến chống lại những kẻ xâm lăng ( nổi bật nhất là Âu Lạc).

Nhưng cuối cùng, tất cả đã sụp đổ sau cuộc hôn nhân giữa Mị Nương Ngọc Hoa và Sơn Tinh. Mong muốn tăng cường quyền lực trên đất liền, Hùng Vương 18 đã cố tình sắp đặt cuộc hôn nhân này, dù ngoài mặt vẫn tỏ vẻ trung lập ( thách cưới toàn những món quà trên đất liền). Hành động thiên vị này nhanh chóng dẫn đến hậu quả ghê gớm. Trong cơn tức giận vì bị Hùng Vương lừa gạt, Thủy Tinh đã chính thức tuyên chiến với Sơn Tinh và toàn thể Văn Lang, bắt đầu cuộc nội chiến không ngừng nghỉ trong nhiều năm sau đó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc class Thủy Tinh hoàn toàn rũ bỏ trách nhiệm bảo hộ đất nước, và để mặc nó sụp đổ trước những cuộc xâm lăng bên ngoài. Điều đó đã trở thành sự thật. Sau một thời gian dài nội chiến, cả Sơn Tinh lẫn Thủy Tinh đều thiệt hại nặng nề, trong khi Hùng Vương ngày càng bất lực, chìm đắm trong rượu và tuyệt vọng cho đến lúc diệt vong.

Nhưng mối hận thù giữa hai class Sơn Tinh – Thủy Tinh vẫn tiếp diễn trong hàng ngàn năm, ngay cả khi tổ tiên của họ đều không còn nữa. Trên thực tế, đất nước cũng chia thành hai phe, mỗi phe ủng hộ một class và liên tục đấu đá lẫn nhau. Có một số truyền thuyết cho rằng Thủy Tinh và Ngọc Hoa đã yêu nhau từ trước, và Sơn Tinh và Hùng Vương chính là những kẻ phá hoại hèn hạ. Không ai có thể khẳng định hay phủ nhận điều này, nhưng không ít người đã ủng hộ Thủy Tinh vì tin vào truyền thuyết trên. Cuộc nội chiến ngầm bất tận này vô tình khiến các triều đại Việt Nam từ khi bắt đầu tự chủ, luôn phải gánh vác trách nhiệm thầm lặng và cố hòa giải và tận dụng sức mạnh của đôi bên.

Tuy thế, không phải class lúc nào cũng gây nội chiến một cách mù quáng. Vẫn có một số thời điểm họ chấp nhận một cuộc liên minh tạm thời để chống lại kẻ thù bên ngoài. Vào thời Trần, một hiệp ước như vậy đã được ký kết, giữa lãnh thụ Đại Việt, Champa, Khmer, tàn quân Nam Tống, Đại Lý, cùng đại diện các class, bao gồm cả Sơn Tinh, Thủy Tinh, trong mục tiêu chung chống lại quân Mông Cổ. Điều đặc biệt là class Thủy Tinh lúc đó chính là người đã chỉ huy toàn bộ lực lượng, kể cả Sơn Tinh, trong suốt hai cuộc chiến tranh năm 1285 và 1288. Với chiến thuật dùng tốc độ chiến thuyền để khắc chế tốc độ kỵ binh, họ đã thành công vang dội. Điều này khiến class quay trở lại vị trí bảo hộ đất nước suốt triều đại nhà Trần ( một nguyên nhân đơn giản hơn là vì nhà Trần vốn xuất thân từ các dòng tộc ven biển).

Tuy vậy, liên minh này mau chóng sụp đổ ngay sau cái chết mờ ám của vua Champa Chế Mân. Kéo theo đó là 2 class Thủy Tinh – Sơn Tinh lại quay về tình trạng đối đầu như cũ. Quyền lãnh đạo của class Thủy Tinh cũng biến mất theo sự sụp đổ của vương triều nhà Trần. Tình trạng mâu thuẫn lại tiếp tục. Dù càng về sau, những cuộc xung đột về quân sự công khai hầu như không còn nữa, nhưng class Thủy Tinh luôn giữ thái độ thờ ơ trước mọi biến cố xảy ra trên đất nước, đặc biệt là về vấn đề biển.

* Nội chiến Trịnh – Nguyễn và chiến tranh Việt Nam không dính dáng gì đến cuộc xung đột giữa hai class này. Nhưng class Thủy Tinh không hề có một động thái gì để những cuộc chiến như thế chấm dứt sớm hơn.

IV. Những chi tiết độc đáo ( cơ cấu, tính cách,…):

Được sáng lập bởi chính tay truyền nhân của Lạc Long Quân và 50 người con, class Thủy Tinh được xem là class gốc trong hệ thống các class của người Việt. Bên cạnh việc sùng bái các thủy tổ, họ được cho là những người nắm giữ Mẫu Thoải ( Nước) trong Tam Phủ. Vì lý do trên, hướng rèn luyện của họ thiên về thích nghi với nước, sử dụng yếu tố nước và những kỹ năng liên quan để chiến đấu.

Class này có quyền ưu tiên tuyệt đối trong việc triệu hồi các quái vật, thần thú hệ nước. Họ cũng là một trong 2 class của người Việt được ghi nhận là có thể triệu hồi rồng.

V. Thành phần tham gia – mô tả nhân dạng:

Các dân cư ven biển, các đội hải quân đều là thành viên của họ, không ít thì nhiều. Một số ghi nhận cổ xưa như trong Lĩnh Nam Chích Quái xác nhận một số người trong họ thực tế chính là các sinh vật biển chuyển hóa thành.

VI. Đặc điểm các kỹ năng:
- mang thuộc tính Mẫu Thoải ( nước) và thông thạo tất cả các kỹ năng, phép thuật liên quan.
- Bậc thầy triệu hồi sinh vật hệ nước, đặc biệt là rồng.
- Có khả năng biến đổi bản thân để thích nghi với môi trường sống dưới nước.

VII. Đặc trưng vũ khí:

Các loại câu liêm và móc câu chùm. Đương nhiên như thường lệ cũng có nhiều ngoại lệ sử dụng vũ khí theo ý thích riêng.





Nếu phải gọi class này bằng 1 cái tên tiếng Anh, tôi nghĩ “Marine” hoặc “seaman” là hợp nhất.

Các sách tham khảo:

- truyện cổ tích Việt Nam ( truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh).
- Thần tích về Sơn Tinh, Thủy Tinh ở 1 ngôi miếu đâu Hưng Yên gì gì thì phải, chỉ nhớ là không ở ven biển. Lâu rồi cũng làm mất luôn nguồn. ( chuyện tình Mị Nương – Thủy Tinh).
- Lĩnh Nam Chích Quái ( truyện Ngư Tinh)
- Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1, nxb Giáo Dục. ( cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông lần 2)
Về Đầu Trang Go down
ujo
MOD
MOD
ujo


Tổng số bài gửi : 35
Join date : 06/12/2010

 HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM    HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM I_icon_minitimeFri Feb 18, 2011 2:19 am

bởi vì tín ngưỡng VN nó lộn xộn quá, phải ngồi phân ra class cho đỡ lộn xộn, dễ dùng, khỏi nhức đầu.


giờ vô 4 class chính:

Class: Một Đêm ( Nhất Dạ)

I. Biểu tượng class: trống đồng.

II. Địa bàn - Trụ sở:

 HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM NhatDa

Trụ sở: Hưng Yên. ( các class chính thường bao trùm toàn quốc nên không cần vẽ toàn bộ lãnh địa hoạt động, chỉ vẽ những nơi sôi động nhất).

III. Lịch sử hình thành:

Được hình thành vào khoảng nửa đầu thời Hùng Vương 18, bởi Chử Đồng Tử - một người nghèo khổ cùng cực – và vợ anh ta là công chúa Tiên Dung. Do tổ chức hôn lễ mà không được sự đồng ý của nhà vua, Hùng Vương trong cơn giận dữ đã tuyên bố từ bỏ con gái, tước khỏi tay cô toàn bộ mọi đặc quyền và tài sản của một cô công chúa. Bất kể sự mất mát lớn lao đó, đôi vợ chồng này đã tự xây dựng một cơ ngơi lừng lẫy chỉ dựa vào số vốn ít ỏi còn lại của mình. Sau một thời gian làm giàu nhờ buôn bán trong nước, một ngày nọ, theo lời gợi ý của một người nước ngoài, đích thân Chử Đồng Tử chỉ huy đoàn thuyền vượt biển sang ngoại quốc đi buôn. Có thể nói,
Nếu Mai An Tiêm là người Việt đầu tiên giàu lên nhờ buôn bán, thì vợ chồng Chử Đồng Tử là những người Việt đầu tiên tiến hành buôn bán với nước ngoài.

Không chỉ thế, trong chuyến xuất ngoại đầu tiên của đời mình ( và đầu tiên của người Việt), Chử Đồng Tử đã lưu lại suốt một năm tại đảo Quỳnh Vi để học thuật với một nhà tu hành tên Phật Quang. Thời gian tuy rất ngắn, nhưng vẫn đủ cho anh bộc lộ tư chất của mình trong lĩnh vực phép thuật. Ấn tượng trước điều đó, Phật Quang đã tặng anh một cây gậy phép và nón lá để làm quà chia tay.

Khi trở về, Chử Đồng Tử cùng với Tiên Dung đã quyết định rời khỏi làng Chử Xá ( Hưng Yên) để đến một nơi thích hợp hơn, đó là nơi sau này người ta gọi là đầm Nhất Dạ ( cũng thuộc Hưng Yên). Tại đây, sử dụng quyền năng từ hai món quà vừa nhận được, họ đã tạo ra trong một đêm một hoàng cung lộng lẫy với đầy đủ quân đội, kho báu, người hầu, thành trì và cung điện. Bắt đầu từ lúc này, Chử Đồng Tử trở thành một lực lượng mạnh mẽ và giàu có, lại trở nên vô cùng nguy hiểm khi có nhiều mối quan hệ giao thương với các nước, một điều suốt 18 đời vua Hùng chưa có ai nghĩ đến. Tức tối và lo sợ, Hùng Vương 18 đã huy động quân đội tấn công con gái mình, với ý đồ cướp lấy toàn bộ cơ ngơi, cũng như để trừ khử một mầm mống phản loạn. Đáp lại những động thái đó, vợ chồng Chử Đồng Tử chỉ sử dụng phép thuật để nâng toàn bộ kinh đô của mình lên trời cao, đứng ngoài mọi âm mưu xâm lược của bên ngoài. Cũng từ đây, class Nhất Dạ chuyển sang trang mới, huy hoàng hơn bao giờ hết.

Trong hơn 2000 năm tiếp theo, class Nhất Dạ tự do phát triển ngày càng vững mạnh xuyên suốt mọi thời đại. Bất kể đi đất nước đang ở trong tình trạng thanh bình hay hỗn loạn, độc lập hay lệ thuộc, điều đó chẳng có ảnh hưởng gì đến class cả. Hệt như hoàng cung đã bay trên trời, sự tồn tại của họ như đứng ngoài mọi khả năng xâm phạm. Các triều đình, phiến loạn, nghĩa quân, kẻ xâm lược đều ít nhiều biết đến họ, nhưng hoàn toàn bất lực không thể làm để kiềm chế class này. Đó là một hành động nguy hiểm, có thể dẫn đến tự hủy, đơn giản vì một thể chế đều không thể tồn tại nếu thiếu tiền bạc, mà class Nhất Dạ là một trong các nguồn tiền khổng lồ. Hầu hết nhà lãnh đạo Việt Nam xuất thân từ các gia đình giàu có, ít nhiều họ hiểu tiền có vị trí thế nào trong một đất nước. Class bị diệt vong đồng nghĩa với việc Giao Chỉ/ Đại Việt sẽ rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Thế nên mọi nhà cầm quyền đều nhất trí với chính sách ràng buộc lỏng lẻo. Đáp lại, class Nhất Dạ sống như một công dân lương thiện trong các dạng thể chế đó, dù là nhà Hán của Trung Hoa cho đến nhà Trần của Đại Việt, cam kết chỉ tiến hành các hoạt động lật đổ chính phủ nếu bộ máy triều đình đi vào suy thoái không thể chấp nhận. Như một vòng tuần hoàn, khi một thể chế suy thoái, class sẽ tiến hành nghiên cứu và quyết định sẽ hậu thuẫn cho một lãnh tụ nào đó có tiềm năng, sẽ nổi dậy lật đổ thể chế cũ và dựng nên chính quyền mới có năng lực hơn. Không phải bất cứ cuộc khởi nghĩa nào cũng sẽ được hậu thuẫn vô điều kiện, dù đó là những phong trào chống xâm lược đi nữa, điển hình là phong trào Cần Vương thời chống Pháp. Đương nhiên, ngay cả những “ người được chọn” cũng có thể bị cắt quan hê giữa chừng nếu họ thể hiện sự suy thoái bất ngờ, ví dụ như triều Tây Sơn dưới thời Quan Toản.

“ Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì... Phố Hiến”

Có thể nói, sức sống của class Nhất Dạ góp phần quan trọng trong việc giữ vững và phát triển đất nước. Từ thời Bắc thuộc, họ đã một lần công khai hậu thuẫn cho Triệu Quang Phục giải phóng đất nước vào thế kỷ thứ 6. Ngay sau khi Khúc Thừa Dụ đặt nền móng độc lập cho đất nước, hoạt động càng trở nên sôi động. Vua Lê Long Đĩnh phải xin nhà Tống mở rộng các vùng buôn bán đến tận Ung Châu ( nhưng không được chấp nhận). Chỉ mới tới năm 1012 thời Lý Thái Tổ, mà class đã có thể tiến hành những cuộc giao dịch lớn như mua đến 10 000 con ngựa từ Đại Lý. Nhà Tống ghi nhận lại việc Giao Chỉ mua trầm hương Champa bán lại cho Trung Quốc. Năm 1285 – khi nhiều nhà giàu tự nguyện góp tiền của, vũ khí giúp triều đình. Năm 1418, khi Lam Sơn khởi nghĩa, cũng class là kẻ chỉ đường cho Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn tìm đến Lam Sơn, mang theo lời cam kết ủng hộ lâu dài (*). Năm 1945, class cũng là người đứng ra chu cấp một lượng lớn tiền bạc, áo ấm,… để ủng hộ chính phủ lâm thời trong cơn khủng hoảng.

Bởi quyền lực gần như đồng nghĩa với quyền phế lập kể trên, class này nghiễm nhiên được đông đảo dân chúng và triều đình ủng hộ trở thành một trong “ Tứ Bất Tử”, bốn trụ cột lớn nhất chống giữ đất nước. Hưng Yên, nơi mà huyền thoại Chử Đồng Tử sinh ra, lớn lên và phát triển, qua thời gian trở thành trụ sở thiêng liêng của class, cũng là một địa phương trọng yếu của quốc gia: Tây Kết/ Phố Hiến. Chính nơi đây đã trở thành chiến trường khốc liệt trong nhiều cuộc chiến tranh giữ nước trong thời chiến ( Trận Tây Kết năm 981, nơi Trần Bình Trọng tử chiến cầm chân quân Nguyên, nơi quân Tây Sơn đánh bại nhà Trịnh, khởi nghĩa Bãi Sậy thời chống Pháp) cũng như địa danh Phố Hiến nổi tiếng thời Lê – TRịnh trong thời bình.

Đóng góp và quyền lực quá lớn của class dần khiến họ trở thành cái gai trong mắt triều đình. Ngay trong năm 1012 đời vua Lý Công Uẩn, nhà vua đã ra lệnh tấn công vào một đoàn thương buôn đến từ Đại Lý, cướp đi 10 000 con ngựa. Hành động này như một đòn cảnh cáo việc class tiến hành những giao dịch đáng ngờ, mặt khác cũng làm lộ rõ tình trạng “ bằng mặt nhưng không bằng lòng” giữa hai bên. Có thể nói, so với class Ba Vì, Nhất Dạ không hòa thuận lắm với chính quyền. Dù vậy, sự sụp đổ của class là một mối hiểm họa không thể chấp nhận đối với mọi vương triều trong suốt 1000 năm từ khi giành lại độc lập. Các vua chúa đơn giản chỉ muốn class tồn tại như con gà ngoan ngoãn đẻ trứng vàng, chứ không điên rồ đến mức muốn tiêu diệt nó. Tình trạng hòa hoãn này chỉ trở thành xung đột ở vài thời điểm nhất định, thường là khi class đứng ra hậu thuẫn một thế lực mới nổi lên lật đổ thể chế cũ mà thôi. Tuy vậy, các thành viên trong class xem triều Nguyễn là thời đại đen tối nhất trong lịch sử của mình, khi hàng loạt những chính sách tệ hại của chính phủ đã khiến class lâm vào trì trệ, đánh rơi dần các lợi ích kinh tế vào tay thương nhân Hoa kiều. Cũng không ngạc nhiên khi nhà Nguyễn là triều đại bị nhiều cuộc nổi dậy nhất, khi nó chính là phong trào được class phát động để cố lật đổ triều đình trước khi quá muộn, nhưng không kịp.

IV. Những chi tiết độc đáo ( cơ cấu, tính cách,…):

Các thành viên thường có tuổi thọ rất lâu do tu luyện hoặc chế tạo những bài thuốc giúp duy trì sức khỏe. Một thành viên class thường là tổng hợp của ba phương diện: một thương gia/ một thầy thuốc/ một tín đồ đạo giáo thần tiên(giữ tâm hồn thanh tịnh, chủ trương tìm kiếm sự bất tử thông qua quá trình tích lũy tri thức và thấm nhuần mọi quy luật của thế gian). Bởi là những nhà buôn tài ba, lại tiếp thu những quan niệm thuận theo tự nhiên của đạo giáo, class có một quan niệm rất… thoát tục về vấn đề quốc gia: chỉ nên hậu thuẫn một chính quyền khi nó tỏ ra có khả năng. Vô cùng phí phạm nếu giúp đỡ một thể chế yếu kém, ngay cả khi điều đó có thể dẫn đến mất nước. Với quan niệm “ còn dân, còn nước”, các thành viên class đơn giản xem những giai đoạn thuộc địa chỉ như “ bài tập rút kinh nghiệm cho lần kiến thiết tới”. Đất nước bị ách nô lệ không phải là điều đáng lo với họ, vì họ biết sớm muộn rồi nó sẽ lại giành lại nền độc lập sau vài cái vươn mình. “ Độc lập và phát triển lành mạnh”, đó mới là điều họ quan tâm. Thế nên không lạ gì khi class hoàn toàn phủ tay đứng ngoài trong suốt thời kháng chiến chống Pháp ở thế kỷ 19, nhưng hành động lại hoàn toàn ngược lại trong 9 năm chống Pháp thuộc thế kỷ 20. Sự thấu hiểu quy luật tồn tại và phát triển đã dẫn họ đến quan niệm kỳ lạ như trên. Vả lại, với trụ sở “ lâu đài bay” nằm trên… không trung, họ có lý do để bình tĩnh trước mọi hiểm họa ngoại xâm đang đến gần.

Các thành viên trong class phân thứ bậc thông qua 3 yếu tố:
- tài sản có được
- khả năng kinh doanh
- sự thấu hiểu các loại quy luật, vận động trong xã hội mà những quy luật trong nền kinh tế là một phần của nó.

Trụ sở của class là tòa cung điện bay trên không trung, thường ẩn mình, vô hình trước mọi loại radar lẫn vệ tinh trên quỹ đạo vào thời hiện đại. Tùy thời đại đổi khác, họ sẽ chuyển sang kiến tạo và sử dụng những tòa cung điện khác, với quy mô lớn hơn. Lần gần nhất là vào thế kỷ 17, sử dụng bản thiết kế do kiến trúc sư bậc thầy Vũ Như Tô để lại, những thành viên cao cấp của class này đã bỏ tiền xây dựng nên một phiên bản Cửu Trùng Đài trên không, cho đến nay vẫn còn là trụ sở chính của class. Các cung điện cũ được chuyển thành tòa lưu niệm, bảo tàng, hoặc thư viện,… Class này sở hữu thư viện Quỳnh Vi, lưu trữ rất nhiều sách vở quan trọng về các học thuyết công nghệ, quân sự, xã hội quan trọng trong và ngoài nước, nhưng đặc biệt nhất là những cuốn sách về vấn đề tôn giáo được chú trọng và thu thập rất kỹ. Mỗi thành viên được tự do xây dựng cung điện bay của riêng mình nếu muốn, với quy mô không bị hạn chế , mỗi thành viên có thể xây dựng cơ ngơi cho mình hùng vĩ bao nhiêu tùy thích, miễn tiền túi họ cho phép.

Nếu class Ba Vì là xương sống của nền kinh tế Đại Việt thì class Một Đêm là sự biểu hiện của nó. Lý do đơn giản: thương mại là động lực và đường máu thúc đẩy và duy trì sự tồn tại của nền kinh tế. Mặt khác, Chử Đồng Tử và Sơn Tinh là anh em bạn rể với nhau – do vợ họ là Tiên Dung và Ngọc Hoa vốn là hai chị em – nên không lạ khi giữa hai class có mối quan hệ gắn bó lâu đời. 2 class như hình với bóng đi với nhau, kẻ sản xuất mặt hàng và kẻ duy trì những đường dây buôn bán mặt hàng đó. Cũng vì thế, class có mối quan hệ rất rộng, là cầu nối đàm phán và đoàn kết các class khác với nhau. Họ hoạt động tích cực nhất trong vấn đề đối ngoại, khi giữ vai trò đàm phán, liên lạc với các đại diện nước ngoài ở nhiều phương diện, nhưng đặc biệt nhất là về vấn đề kinh tế và tôn giáo.


Bên cạnh class Thủy Tinh, là class duy nhất còn lại có thể triệu hồi Rồng.


V. Thành phần tham gia – mô tả nhân dạng:


Các thương gia giàu có. Nói chung là người thuộc tầng lớp máu mặt trong xã hội. Đương nhiên đó là nói về địa vị hiện tại chứ không phải gốc gác xuất thân của họ.

Bởi class có cả một hệ thống tuyển chọn, giáo dục để đào tạo ra lớp người kế tục, nên khá nhiều người xuất thân bần cố nông, lưu manh, đĩ điếm,… về sau cũng đã trở nên giàu có để chính thức có tư cách bước vào class này. Cô Tư Hồng là một ví dụ điển hình.

VI. Đặc điểm các kỹ năng:
- khả năng bậc thầy trong nghệ thuật làm giàu nhờ thương mại, nên có thể thu thập, lưu giữ, nghiên cứu và sử dụng mọi loại vũ khí, kỹ năng của các class, tôn giáo khác…
- khả năng phép thuật trong xây dựng những công trình to lớn ( ví dụ: lâu đài) mà đặc biệt là các lâu đài bay.
- khả năng triệu hồi rồng ( chỉ có ở rất ít cá nhân).
- Các kỹ năng của một wizard phái thần tiên, bao gồm:
+ khả năng tiên tri.
+ kiến thức rộng lớn.
+ Tu tiên, luyện thuốc trường sinh, dẫn đến:
* Tuổi thọ cao.
* Khả năng tự chữa lành vết thương.
* tự điều chỉnh năng lực của bản thân theo ý muốn ( VD: tăng sức đề kháng để hạn chế những thương tổn mà bản thân đang hứng chịu, tăng tốc, tăng thị lực,…).

VII. Đặc trưng vũ khí:

Sử dụng gậy phép như bao wizard khác, nhưng thường đội nón lá. Giáo tre cũng được tính là một dạng gậy phép ở VN.

Các lãnh tụ nổi tiếng nhất:

- Tiên Dung/ Chử Đồng Tử: người sáng lập.
- Trần Nhật Duật: người thông thạo nhiều thứ tiếng, đã lập ra đội quân đa sắc tộc và cũng là người lập nhiều công nhất trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần 2.
- Trần Khánh Dư: một trong các quý tộc kiêm thương gia nổi tiếng, theo chủ nghĩa lợi dụng chức vụ để kiếm lời tối đa
- Cô Tư Hồng: một trong những người đầu tiên đã lấy chồng Tây, giàu lên nhờ làm ăn với Pháp. Phi vụ nổi tiếng là đập trụi thành Hà Nội mà nhà Nguyễn đã xây dựng cách đó gần một thế kỷ.


Nếu phải gọi class này bằng 1 cái tên tiếng Anh, tôi nghĩ “Merchant” là hợp nhất.

Các sách và tài liệu tham khảo:

- truyện cổ tích Việt Nam ( truyện Chử Đồng Tử).
- Các vị tổ ngành nghề việt nam tập 1 – nxb Trẻ
- Lĩnh Nam Chích Quái: truyện Nhất Dạ Trạch.
- Thần linh đất Việt, nxb Dân Tộc.
- Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm, đoạn về giáo phái thần tiên.
- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ( các chi tiết về Trần Nhật Duật)
(*) truyền thuyết về việc Nguyễn Trãi cùng Trần Nguyên Hãn đến Lam Sơn: hai người ngủ nhờ đền Lý Ông Trọng thì được thần hiện lên báo mộng sẽ có minh quân xuất hiện cứu nước, khuyên hai người sang đền Tiên Dung - Chử Đồng Tử ngủ nhờ với lý do “ phụ nữ có nhiều chuyện, tiết lộ thiên cơ cũng không ai trách tội”. Nhờ thế mà Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn tìm được đường đến Lam Sơn.
- Truyền thuyết về Triệu Quang Phục
- Trần Bình Trọng là người đã tổ chức đón đánh giặc Nguyên và bị bắt tại chính bãi Mạn Trù thuộc Hưng Yên, là bến sông nơi Chử Đồng Tử và Tiên Dung gặp nhau lần đầu.




Viết cái này là để tưởng nhớ ông nội, một bần cố nông Quảng Bình vào Nam Kỳ lập nghiệp năm 1920, sau 30 năm làm nghề thợ điện đã phát đạt trở thành ông chủ lớn.




Bonus thêm 2 link download ebook nào full toàn bộ 2 cuốn Lĩnh Nam Chích Quái và Việt Điện U Linh :

http://www.e-thuvien.com/forums/showthread.php?t=1488

http://www.e-thuvien.com/forums/showthread.php?t=7983
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





 HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM    HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hình ảnh về vua, quan, binh lính Việt Nam thời Pháp thuộc
» Hệ thống sinh vật siêu nhiên trong truyện cổ Việt Nam.
» Nghệ thuật phối màu.
» HỆ THỐNG LẠI QUY TRÌNH LÀM VIỆC, MEM MỚI HOẶC AI CHƯA NẮM RÕ XEM KỸ NHÉ
» Thông tin chung về Khác CLUB

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
khac_CLUB :: Thư viện :: Kiến thức tổng quát-
Chuyển đến