khac_CLUB
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

khac_CLUB

Câu Lạc Bộ sáng tác truyện tranh TP.HCM
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Hệ thống sinh vật siêu nhiên trong truyện cổ Việt Nam.

Go down 
Tác giảThông điệp
ujo
MOD
MOD
ujo


Tổng số bài gửi : 35
Join date : 06/12/2010

Hệ thống sinh vật siêu nhiên trong truyện cổ Việt Nam. Empty
Bài gửiTiêu đề: Hệ thống sinh vật siêu nhiên trong truyện cổ Việt Nam.   Hệ thống sinh vật siêu nhiên trong truyện cổ Việt Nam. I_icon_minitimeSat Feb 19, 2011 6:40 pm

Nguồn: By Kohaku_ vncomicfarm.com( Link topic:http://vncomicfarm.com/index.php?showtopic=7541&st=0)



Người khổng lồ Rờ xi: theo một truyền thuyết của người Xơ Đăng về thế giới xa xưa, trước cả trận đại hồng thủy. Ở vùng núi Ngọc Ang ( núi Ngọc Lĩnh ở Kontum bây giờ) có một người khổng lồ tên là Rờ xi. Một chân khua của ông ta đủ tạo nên một đồng bằng. Tất cả dòng song, suối đều là vết tay ông quơ tìm đá đánh lửa. Ông ta là người tạo nên địa hình đồi núi như hiện nay.

Con người: một số truyện cổ cho rằng con người nguyên thủy rất khác con người hiện tại. Theo một bản truyện “nguồn gốc loài người” của người Mảng, họ có cánh như dơi để bay, khi chết một thời gian bằng thời gian gỗ mục thì họ lại hồi sinh ( Nghe như vampire). Về sau họ đổi cánh cho dơi lấy lửa, còn tính tái sinh thì mất đi, trở thành con người như bây giờ. Một dị bản đơn giản hơn nói con người nguyên thủy là người khổng lồ, tốc độ chạy rất nhanh nhờ có … 2 đầu gối quay ra đằng sau. Mãi sau các loài vật kiện lên Giàng ( Trời) vì khả năng tốc độ quá ưu thế này, Giàng mới chỉnh đầu gối để giảm tốc họ lại như bây giờ.

Người sắt: trong truyện Bọt Thây của người Co, đó là một kẻ chuyên ăn thịt người và bắt những cô gái đẹp nhất về làm vợ ( ăn thịt người vợ khi chán họ rồi lại đi tìm người khác). Tên này được xem là có sức mạnh hơn cả Bọt Thây ( sức Bọt Thây có thể vác cả kho lúa như không). Sau hắn bị trúng mẹo nên bị bắt. Bọt Thây đã giở nắp ngực, đâm vào tim người Sắt mới giết được hắn.

Người Bò Tót: chuyện Nàng Bò Tót của người Vân Kiều. Có 2 bà cháu ăn thịt con bò còn dư cái đùi, cứ để đó mãi không có dịp ăn. Cái đùi bò … biến thành cô gái trẻ đẹp lo cơm nước để… trả ơn không bị ăn. Cô ta thường nhổ thóc lúa ngoài đồng về nấu cơm cho cả nhà. Chàng trai và cô gái lấy nhau, sinh 2 con. Ít lâu sau khi người bà qua đời, một đàn bò vào rẫy giẫm lúa. Chàng trai lấy ná toan bắn thì vợ ngăn lại, anh ta mắng luôn cả vợ. Cô vừa khóc vừa ôm 2 con lao ra ngoài rẫy, hóa thành bò và bê con húc nhau với đàn bò rồi biến mất vĩnh viễn. Chàng trai từ đó hối hận, không bao giờ ăn thịt bò.

Khỉ hóa người: Truyện “ Chàng vượn và khỉ” của người Hre. Đó là 2 con… dòi hóa thành vượn và khỉ, rồi từ đó lại hóa thành 2 chàng trai xinh đẹp. Họ dùng ná, đi săn rất tài.

Vắt: sự tích khai sinh ra lúa của người Xơ Đăng. Tương truyền là loài sinh vật đầu tiên tìm ra và nắm giữ lúa, nên con người phải xin thóc lúa từ nó để gieo trồng. Ban đầu vắt tặng thóc cho con người nhưng về sau đâm tiếc, từ đó cứ theo hút máu người để trả thù.

Vắt khổng lồ: một truyện khác về sự tích khai sinh ra lúa của người Khơ Mú. Truyện kể rằng lúa ngày xưa tập trung hết vào 1 hang sâu đầy gió, không sao vào được. Con Vắt khổng lồ nhận sẽ hút lúa trong hang ra cho con người, đổi lại nó đòi hút máu một cô gái đẹp nhất. Nàng Hngo ( Lúa) chấp nhận, cô ta về sau được xem là Mẹ Lúa.

Con Ma Pình ( Tê Tê):
1 phiên bản về truyền thuyết đại hồng thủy của người Mảng. Sau khi trận đại hồng thủy giết chết nhân loại, thần sáng lập Monten cố tái lập loài người. Ông ta thả những quả bầu khổng lồ chứa người xuống trần, nhưng tất cả đều bị lũ Tê Tê ăn thịt. Cuối cùng, Monten phải nung đỏ một quả bí thả xuống để bọn Tê Tê ăn phải. Tất cả loài Tê Tê bị rụng răng vì ăn nhằm đồ nóng, từ đó về sau không còn ăn thịt người được nữa.

Cóc:
cậu ông trời, quá quen rồi. Theo một vài phiên bản về đại hồng thủy của người dân tộc, chính con cóc là người tiên đoán trước sự kiện thảm họa ấy. Một số truyện miêu tả cóc có những đặc tính thông minh, tinh ranh như thỏ ( thậm chí cáo già, tàn ác.).

Phượng hoàng đất:
( truyện Khơ Mú). Một loài thông minh và… biết ăn thịt người. Loài chim này làm tổ trên cây. Có lần nó đã bắt cóc một đứa trẻ con đem về tổ nuôi vỗ béo để ăn thịt khi đứa trẻ lớn lên. Nhưng anh chàng chạy thoát được. Công thức thực đơn vỗ béo thế nào không biết, nhưng sau thời gian sống với phượng hoàng, anh ta trở nên cực kỳ xinh đẹp, khiến mọi cô gái đều bị hớp hồn và xin ngủ với anh ta. Những đứa con họ sinh ra sau này tạo nên tộc Phượng Hoàng Đất. Còn anh chàng chết một cách lãng xẹt vì bị… nhiễm trùng do mèo cào. Người ta bảo rằng anh bị Phượng Hoàng nguyền rủa vì tội bỏ trốn.

Sóc lông đỏ: truyện cổ người Tà Ôi. Một con sóc to, đuôi như hoa plarolon ( hoa Lôn) nở, lông đỏ rực như mặt trời. Tương truyền một bộ tộc bắt được nó, nướng mãi nó vẫn không chết. Họ hoảng sợ xem nó là vật tổ.

Mèo: Truyện cổ người Tà Ôi. Chẳng biết nói sao. Mèo có họ hàng với hổ. Họ Mèo của người Khơ Mú tương truyền rằng có một cô gái đã giúp hổ nên được hổ cảm ơn và nhận bảo hộ cho làng nếu làng kiêng ăn thịt mèo.

Cá sấu Ta Pong Kang:
sự tích thành Tà Cơn ( Xã Vĩnh Sơn, huyện Tây Sơn). Nguyên là lãnh chúa Ta Pong Kang một thời hùng mạnh. Hắn muốn chiếm thành Tà Cơn và nàng Prai Pnang ( Prai Pnang tiếng Ba Na nghĩa là “hoa cau”. Cô gái này trẻ/ già theo mùa của loài hoa này.) nhưng không được nên tuyên chiến. Một kẻ cực kỳ tài giỏi ( có thể cắt nước treo lên cây như treo cục mỡ, nối đầu cho gà hồi sinh, trồng cây chuối bằng vỏ chuối và có buồng chuối ăn ngay, làm cá có thể bơi và sinh con trong nồi nước sôi,…), có khả năng tái sinh gần như vô hạn, mỗi khi bị chém đứt đôi lại tự nối lại. Ngay cả khi xác bị chém vụn, hắn vẫn tiếp tục tái sinh. Cuối cùng, 2 người anh hùng Drum và Dram ( tài giỏi ngang Ta Pong Kang nhưng kém hơn 1 chút ) phải băm vằm hắn, ném xuống biển. Hắn biến thành cá sấu, nhưng từ đó vẫn đòi cống con gái để ăn thịt.

Quỷ Đười Ươi: một phiên bản biến tấu của người Mảng về motip “ mụ phù thủy ăn thịt nhầm con”, mang đoạn đầu lại hao hao cô bé quàng khăn đỏ. 2 anh em đi sang làng bên gọi bà về chữa đau bụng cho mẹ, không ngờ con Quỷ Đười Ươi biết được, giả làm bà đến nhà bọn trẻ, bảo chúng đi múc nước vào ống tre về nấu cháo cho mẹ ( ống tre bị đâm thủng đáy.). Trong khi bọn trẻ đi, quỷ ở nhà xé xác mẹ chúng ăn thịt, máu đầy một bát, cánh tay vung vãi ngoài lùm cỏ, vú thì nó cất vào tủ thức ăn. Đến khi 2 anh em về, không thấy mẹ đây. Chúng dần phát hiện ra những mảnh xác có ở khắp nơi, mới biết là mẹ bị ăn thịt. Con quỷ bắt 2 đứa trẻ về trông con cho mình. 2 đứa trẻ bày mưu giết/ chặt đầu bọn quỷ con, ráp đầu bí rợ vào, còn đầu thì để nơi khác, cốt câu giờ trong khi Quỷ mẹ tìm con mình để chạy, nấp trên cành cây cao. Con quỷ đuổi theo, dỡ luôn nhà nó chất dưới gốc cây để đốt, không được liền đu dây trèo lên. May có chuột và sóc cắn đứt dây. Quỷ Đười Ươi rơi xuống đống lửa, cháy thành than, hóa thành con đỉa hút máu người.

Con Chóc Cà Tực: trong truyện “ Ông cụ Si Ruộc” của người Vân Kiều, tương truyền là một con vật to hơn con trâu đực, tay vượn, đầu người, tóm lại là giống như một loại khỉ hay vượn to. Điểm đặc biệt là nó có 4 mắt ( thêm 2 mắt sau gáy) và bắt cá rất giỏi. Con vậy này sẵn sàng ăn cả người.

Khỉ già:
Truyện cổ “ Chàng Cơ Ho và công chúa Naitơ Lúy” của người Cơ Ho. Con khỉ già này sở hữu rất nhiều vật quý như “ Chiêng đồng tiếng vang xa 7 ngọn núi”, “ ghè quý đựng rượu khảm hình voi ngà dài đang uống nước”, “ chiến mồng thần kỳ”.

Nhện: trong “sự tích 2 đứa bé và cây xoài trên cung trăng” của người Cơ Tu. Sau khi con cá của 2 đứa trẻ bị giết, Nhện đã nhận thay cho cá, chăng tơ đưa chúng sang sông gặt lúa, với điều kiện được tự do giăng mạng nhện bắt muỗi trong rẫy.

Ma Núi ( Chạ m’ nơm):
( truyện cổ Cơ Ho) là tộc trưởng một bộ tộc, có thói ghiền ăn thịt người cực độ. Người ta phải cúng biếu heo gà cho nó để được yên thân. Không được nghe miêu tả gì về ngoại hình lẫn năng lực, chỉ biết Ma Núi sở hữu một cái răng cọp đeo trước ngực. Răng cọp là tất cả sức mạnh của nó.

Gấu thành tinh:
Gấu trắng thành tinh, có thể leo cây và biến hóa thành các loài thú khác như sói ( còn biến được gì nữa thì không biết). Trong truyện “ Chàng Chuối tìm vợ” của người Khơ Mú, Con này cực kỳ yếu với loại tên làm bằng… xương cá, chỉ 2 phát tên là nó gục ngay.

Họp thú: là những buổi họp giữa các loài vật với nhau, từ rắn rết tới voi, cọp. Nơi họp không nhất định, tùy truyện, tùy vùng mà có nơi họp khác nhau. Có nơi chúng họp trong miếu hoang, nơi khác lại họp trong rừng,… Nội dung cuộc họp cũng không nhất định, có khi là kiện cáo, có khi chỉ đơn giản là tán dóc cho vui.

5 đứa con trời: 5 đứa con trời trong truyện Chàng Cóc của người Ca Dong. Đây đều là những anh trời con quậy phá và độc ác. Bao gồm:
+Dơ Róc và Dơ Răng: mang dạng người, có khả năng tạo gió lốc và sử dụng kiếm.
+Cầu Vồng: Cha của Dơ Róc và Dơ Răng, ngoại hình là 1 cái … cầu vồng, có khả năng tạo ra lửa. Trong cổ nó giấu một chiếc bình có thể hút người ta vào đó ( nghe như hồ lô trong Tây Du Ký). Nhược điểm là dù mạnh như lại ghiền nghe kể chuyện, cứ hễ thấy có người kể chuyện là không còn biết gì nữa, mất mạng lúc nào không hay.
+Hàm Răng: anh của Cầu Vồng, ngoại hình nó là… rất khó tả. Nó là một cái hàm răng khổng lồ như một hang núi, ẩn trong rừng, có thể di chuyển địa điểm liên tục trong khu rừng ( Cóc đánh với hắn suốt 3 ngày “ hết đêm đánh dưới nước, ngày lại đánh trên bờ, lại đánh cả trên trời”. Ặc.). Tóm lại là không thể hình dung nổi ngoại hình hắn. Cách duy nhất tiêu diệt Hàm Răng là đốt rụi toàn bộ khu rừng. Tên này sao nghe như Einnashe trong Tsukihime 2.
+Đứa bé bắp ngô: em út của Cầu Vồng và Hàm Răng, ngoại hình nhỏ như trái bắp ngô, trang bị giáo và có tốc độ cực nhanh. Cóc tiêu diệt nó bằng cách sử dụng chiếc bình hút của Cầu Vồng.

Nhắt khô lô ề: gọi gọn là Nhắt. Theo truyện “con nai vàng” của người Vân Kiều ( 1 truyện nằm giữa các motip “Bạch Tuyết” và “dũng sĩ diệt quỷ”). NHắt là một giống quỷ khổng lồ “ chân dẫm trăm voi”, “ ngà voi chỉ đáng dùng để xỉa răng”. Chúng sống thành một bộ tộc, trang bị giáo mác, kiếm đao như người ( có điều to hơn). Con Nhắt trưởng tộc ( tương truyền khi xuất hiện từ phía ánh bình minh, bóng nó che rợp cả mặt trời, khiến bầu trời chuyển màu tro xám.) sử dụng khiên và một cây đao to bằng liếp nhà sàn, dài bằng nửa con khe suối. Nó lại gần như không chết, máu chảy ra đều hóa thành bọn Nhắt lâu la. Về sau, nhân vật chính phải nhúng đao mình vào nước vôi mới chém chết được nó. Em gái của Nhắt trưởng tộc ( mụ dì ghẻ) lại có khả năng hóa thành nai vàng và cô gái đẹp.

Ma rận một mắt:
binh sĩ của vua trời Then. Đông như kiến cỏ. Trong truyện cổ về chàng Chương ( vị anh hùng đã đánh chiếm ½ cõi trời và 4/5 cõi trần). Trời Then đã cho đội quân Ma rận này xuống cùng các vua chúa loài người lập nên lập đội liên quân 3 triệu người đánh nhau với Chương.

Kỵ binh Then:
đội kỵ binh của nhà trời Then, tương truyền cưỡi ngựa có cánh. Xuất hiện trong truyện cổ về chàng Chương. Đội quân này bị đánh bại khi giao chiến với đội cung nỏ thuộc một tướng của Chương là Xả Ma Hiệu.

Bộ tộc Thi Mèn Tà Cọ:
một bộ tộc thuộc nhà trời, các cư dân chỉ có một mắt. Bộ tộc này bị Chương chiếm lĩnh đầu tiên khi mở chiến dịch tấn công cõi Trời.

Triều đình nhà trời Then Luông: tương truyền gồm tổng cộng 33 thành viên.

Xi Vưu ( Chiyou trong tiếng Hoa, Txiv Ywang trong tiếng Hmong): Tên có nghĩa là “ông, cha”. Ông này thuộc về thần thoại Trung Quốc, người Hán xem ông là thủy tổ của dân tộc Miêu bên họ, nhưng cũng xin dẫn ra vì nó liên quan tới người Mèo bên mình. Ông ta trong thần thoại Trung Quốc tương truyền là một con người có móng chân trâu, bốn mắt sáu tay, sừng trên đầu cứng sắc, tóc bên tai có thể dựng lên sắc như kích, kiếm. Tóm lại là ngoại hình Xi Vưu có vài nét giống trâu và giống người ( Thần Nông cũng là 1 người đầu người mình trâu). Ông ta chỉ ăn đất cát và kim loại, lại giỏi chế tạo vũ khí, có sức khỏe dũng mãnh, lại có tài phép ( hóa thành mây mù. Ngoài bộ tộc người khổng lồ của mình, Xi Vưu còn lãnh đạo các tộc quỷ như:
- Ly My ( mặt người mình thú, 4 chân)
- Võng Lượng ( như đứa trẻ lên ba, tai dài, tròng mắt đỏ, toàn thân 2 màu đen pha đỏ, thích học tiếng người để mê hoặc người.)
- Thần Khoang ( mặt người, mình dã thú, chỉ có 1 chân 1 tay)
,… tổng cộng là 9 thị tộc và 81 bộ tộc. Những tộc quỷ có đặc tính chung là có thể phát ra âm thanh khiến người ta điên loạn, cứ liều mạng đâm đầu vào hướng phát ra âm thanh để chúng giết chết. Nhưng chúng lại rất sợ tiếng kêu của rồng.
Người Hán xem ông là thần chiến tranh ( hoặc hung thần) của họ. Vào thế kỷ 26 TCN ( tương truyền cùng lúc Âu Cơ đang sinh con ở Nam) ông lãnh đạo binh lính nổi dậy đánh Hoàng Đế, Viêm Đế, ban đầu đánh thắng nhiều trận, sau bị thua ở trận Trác Lộc ( Hồ Bắc, Liêu Ninh thuộc Trung Quốc bây giờ) do bị sương mù trong khi người Hán có la bàn hỗ trợ. Sau thất bại đó, tộc Xi Vưu chia thành 2 tộc Miêu ( ta gọi là Mèo) và Lý, cùng nhau chạy dần xuống phía Nam. 2 tộc này hiện đa số vẫn sống ở Nam Trung Quốc, đồng thời người Mèo còn là dân tộc đông thứ 5 ở VN ( người Mèo rất giỏi chế súng kíp) .
Binh sĩ tộc Xi Vưu trong truyền thuyết Trung Quốc được xem là thần binh. Tương truyền ngoài đặc tính khổng lồ, họ còn là những người đầu đồng trán sắt, có sừng. VD như Lịch Sinh thời Hán Sở đi thuyết hàng nước Tề đã tán dương uy thế quân Hán là “Hán Vương đem quân tự đất Thục và đất Hán, bình định Tam Tần, vượt qua Tây Hà, cầm binh ở Thượng Đảng, xuống Tỉnh Hình giết Thành An Quân, phía Bắc Ngụy lấy ba mươi hai thành. Đó là binh của Xuy Vưu, không phải sức con người làm được mà là cái phúc của trời.”. Xi Vưu cực kỳ nổi tiếng, ngay cả người Triều Tiên cũng nhận ông ta là tổ tiên của họ.

Người Rồng:
Lạc Long Quân, tương truyền là một bán Rồng, Theo Lĩnh Nam Chích Quái, là do cha là Kinh Dương Vương kết hôn với con gái Long Vương ở Hồ Động Đình mà sinh ra. Ông tương truyền có sức mạnh và phép thuật rất lớn, có thể biến hình thành đủ mọi loại từ ma quỷ, yêu quái đến thú vật ( từng làm thế 1 lần để hù dọa binh sĩ của Âu Cơ). Về sau, ông trở về hồ, cai trị thủy tộc. Hồ Động Đình tương truyền cũng là nơi Hậu Nghệ ( xạ thủ giỏi nhất thần thoại Trung Quốc) từng đến để giết con mãng xà Ba Xà.

Người Cá: trong truyện Ngư Tinh của Lĩnh Nam Chích Quái có đề cập đến một số giống cá chuyển hóa thành người. Thậm chí có hẳn một nhóm thủy tộc gọi là Đản Nhân sống dưới một cái gò dưới đáy biển. Sau họ chuyển hóa thành người, thường từ biển Đông vào bờ đổi cá lấy thóc gạo. Đây có lẽ là hình tượng các bộ lạc sống ven sông, biển ngày xưa.


Hồ Tinh: Là 1 con Cáo 9 Đuôi ( Cửu Vĩ Hồ Ly) lừng lẫy khắp vùng Đông Á ( manga Nhật đề cập không dưới n lần). Người Trung Quốc ghi chép rõ nhất về nó. Tương truyền con cáo sống được cứ 100 năm lại mọc thêm một đuôi, 300 năm thì gọi là “ Cáo thành Tinh” (Yêu Hồ), 600 năm thì gọi là “Cáo Ma 6 Đuôi” ( Lục Vĩ Ma Hồ), Cáo 9 Đuôi là đẳng cấp cao nhất. Mỗi đuôi là một mạng sống của Cáo. Tất cả những con cáo này ( bất kể cấp nào) không thể giao phối mà buộc phải uống thuốc tiên để sinh con ( dù vậy, trong Liêu Trai vẫn có cả đống cáo sinh con với người, chẳng biết ai đúng ai sai). Chúng thường có thể hóa thân thành người với sức quyến rũ mê hồn ( nhìn Đắc Kỷ, 1 Hồ Cung Chủ của loài cáo tinh.). Tuy đã thành tinh, nhưng chúng vẫn mang những đặc tính của cáo, VD như thích ăn gà và rất tinh ranh, xảo quyệt. Còn lại thì tùy con hiền ác khác nhau, có con hiền khô như đất, kẻ lại thèm hút máu hay ăn thịt người. Ngoài ra, chúng thích sống trong hang lạnh, thường thay đổi hình dạng khi ra ngoài, nhưng khi chết lại quay về dạng cáo.
Cáo tinh cũng phân chia xã hội, gia đình y hệt con người. Đứng đầu là Hồ Cung Chủ, con cáo này khi chết lại truyền chức ấy cho đứa con nó yêu nhất.
Quay lại con Cáo 9 đuôi ( mỗi con đều gần 1000 năm tuổi). Người ta nói cáo sống càng già thì kiến thức càng rộng, có khả năng tiên try mọi việc ( Tục ngữ Anh nói “The devil knows many thing because he is old” mà). Mỗi khi mọc thêm một đuôi, cáo tinh lại đổi màu lông, cho đến đẳng cấp Cáo 9 Đuôi thì đổi thành màu đỏ. Ngoài ra thì ít nghe nói thêm bất cứ gì về sức mạnh của chúng ( chắc phải tham khảo Manga Nhật quá), nhưng người ta đều thừa nhận chúng rất mạnh. Con Cáo 9 Đuôi mà Lạc Long Quân tiêu diệt, tương truyền không thích ăn thịt người, nhưng rất hay phá phách ( dụ dỗ dân chúng vào sống nơi khô cằn, bắt cóc con gái đem về hang hãm hiếp.). Nó sống trong một cái hang dưới một chân núi nhỏ. Lạc Long Quân đã cùng thủy binh dội nước phá sập hang, giết chết nó. Hang Cáo là Tây Hồ ở Hà Nội bây giờ.
( bài này lấy nhiều tư liệu từ wiki)

Gà Trống núi Thất Diệu: Xuất hiện trong truyện về Thành Cổ Loa. Một con gà đã sống 1000 năm, cư ngụ ở núi Thất Diệu, có tài biến hóa, lại có tình duyên với con gái ông chủ quán trọ ở đây, thường giết hại khách trọ. Gà từng liên kết với oan hồn thời Hùng Vương 18, dâng tấu thư lên trời xin phá hủy thành Cổ Loa. Lần cuối cùng, nó bị Thần Kim Quy truy đuổi, hóa thành con cú 6 chân cắp lá thư bay lên trời, nhưng kịp bị Kim Quy hóa thành chuột cắn chết.

Giặc Ân: Tương truyền là một đội quân lai lịch bất minh từ phương Bắc tràn xuống. Toàn quân được chỉ huy bởi 28 nữ tướng, với tổng chỉ huy là đại tướng Thạch Lĩnh cưỡi ngựa Đá. Giặc Ân tương truyền rất mạnh và cực kỳ tàn ác, khi tấn công nước Văn Lang đã giết vô số người. Các anh hùng trước Thánh Gióng giao chiến với họ đều tử trận ( VD như Cốt Tung quyết chiến với 1 trong 28 nữ tướng, đã bị vây suốt mấy ngày trời, cuối cùng bị chém đứt cổ, chạy được một lúc thì mất.). Sau, Thánh Gióng thống lĩnh quân đội Văn Lang, tập hợp các anh hùng còn lại, đánh thắng quân Ân ở núi Trâu, đẩy lùi họ tới tận núi Sóc Sơn khiến họ chạy tan tác không bao giờ trở lại. Thạch Lĩnh tương truyền chết trận tại núi Trâu, trở thành vua âm phủ vùng đất ấy, sống trong một tòa thành ngầm dưới đất gọi là Ân Vương Thành. Sách thời Hậu Lê thích liên hệ Thạch Lĩnh là một vị vua nhà Ân Thương bên Trung Quốc, nhưng xét thấy cơ cấu lãnh đạo toàn là nữ thế này thì rõ ràng giặc Ân chỉ là một tộc Việt mạnh sống đâu đó thuộc Nam Trung Quốc bây giờ thôi ( Vì lúc đó, tuy người Hán chỉ mới chiếm lĩnh phía Bắc sông Trường Giang thuộc Trung Quốc hiện đại, nhưng họ đã chuyển sang chế độ Phụ hệ từ lâu, trong khi giặc Ân ở đây rõ ràng theo Mẫu hệ.).


Người khổng lồ Rờ xi: theo một truyền thuyết của người Xơ Đăng về thế giới xa xưa, trước cả trận đại hồng thủy. Ở vùng núi Ngọc Ang ( núi Ngọc Lĩnh ở Kontum bây giờ) có một người khổng lồ tên là Rờ xi. Một chân khua của ông ta đủ tạo nên một đồng bằng. Tất cả dòng sông, suối đều là vết tay ông quơ tìm đá đánh lửa. Ông ta là người tạo nên địa hình đồi núi như hiện nay.

Ông Đùng – Bà Đùng: 2 vợ chồng người khổng lồ trong truyện cổ của các dân tộc sống ven sông Đà. Tương truyền họ đã giúp dân chúng rất nhiều việc như bắc cầu, vét sông, giết chim đại bàng,…

Con người: một số truyện cổ cho rằng con người nguyên thủy rất khác con người hiện tại. Theo một bản truyện “nguồn gốc loài người” của người Mảng, họ có cánh như dơi để bay, khi chết một thời gian bằng thời gian gỗ mục thì họ lại hồi sinh ( Nghe như vampire). Về sau họ đổi cánh cho dơi lấy lửa, còn tính tái sinh thì mất đi, trở thành con người như bây giờ. Một dị bản đơn giản hơn nói con người nguyên thủy là người khổng lồ, tốc độ chạy rất nhanh nhờ có … 2 đầu gối quay ra đằng sau. Mãi sau các loài vật kiện lên Giàng ( Trời) vì khả năng tốc độ quá ưu thế này, Giàng mới chỉnh đầu gối để giảm tốc họ lại như bây giờ.

Người sắt: trong truyện Bọt Thây của người Co, đó là một kẻ chuyên ăn thịt người và bắt những cô gái đẹp nhất về làm vợ ( ăn thịt người vợ khi chán họ rồi lại đi tìm người khác). Tên này được xem là có sức mạnh hơn cả Bọt Thây ( sức Bọt Thây có thể vác cả kho lúa như không). Sau hắn bị trúng mẹo nên bị bắt. Bọt Thây đã giở nắp ngực, đâm vào tim người Sắt mới giết được hắn.

Người Bò Tót: chuyện Nàng Bò Tót của người Vân Kiều. Có 2 bà cháu ăn thịt con bò còn dư cái đùi, cứ để đó mãi không có dịp ăn. Cái đùi bò … biến thành cô gái trẻ đẹp lo cơm nước để… trả ơn không bị ăn. Cô ta thường nhổ thóc lúa ngoài đồng về nấu cơm cho cả nhà. Chàng trai và cô gái lấy nhau, sinh 2 con. Ít lâu sau khi người bà qua đời, một đàn bò vào rẫy giẫm lúa. Chàng trai lấy ná toan bắn thì vợ ngăn lại, anh ta mắng luôn cả vợ. Cô vừa khóc vừa ôm 2 con lao ra ngoài rẫy, hóa thành bò và bê con húc nhau với đàn bò rồi biến mất vĩnh viễn. Chàng trai từ đó hối hận, không bao giờ ăn thịt bò.

Khỉ hóa người: Truyện “ Chàng vượn và khỉ” của người Hre. Đó là 2 con… dòi hóa thành vượn và khỉ, rồi từ đó lại hóa thành 2 chàng trai xinh đẹp. Họ dùng ná, đi săn rất tài.

Vắt: sự tích khai sinh ra lúa của người Xơ Đăng. Tương truyền là loài sinh vật đầu tiên tìm ra và nắm giữ lúa, nên con người phải xin thóc lúa từ nó để gieo trồng. Ban đầu vắt tặng thóc cho con người nhưng về sau đâm tiếc, từ đó cứ theo hút máu người để trả thù.

Hệ thống sinh vật siêu nhiên trong truyện cổ Việt Nam. 01-hunt-11

Vắt khổng lồ: một truyện khác về sự tích khai sinh ra lúa của người Khơ Mú. Truyện kể rằng lúa ngày xưa tập trung hết vào 1 hang sâu đầy gió, không sao vào được. Con Vắt khổng lồ nhận sẽ hút lúa trong hang ra cho con người, đổi lại nó đòi hút máu một cô gái đẹp nhất. Nàng Hngo ( Lúa) chấp nhận, cô ta về sau được xem là Mẹ Lúa.

Con Ma Pình ( Tê Tê):

Hệ thống sinh vật siêu nhiên trong truyện cổ Việt Nam. Tete

1 phiên bản về truyền thuyết đại hồng thủy của người Mảng. Sau khi trận đại hồng thủy giết chết nhân loại, thần sáng lập Monten cố tái lập loài người. Ông ta thả những quả bầu khổng lồ chứa người xuống trần, nhưng tất cả đều bị lũ Tê Tê ăn thịt. Cuối cùng, Monten phải nung đỏ một quả bí thả xuống để bọn Tê Tê ăn phải. Tất cả loài Tê Tê bị rụng răng vì ăn nhằm đồ nóng, từ đó về sau không còn ăn thịt người được nữa.

Hệ thống sinh vật siêu nhiên trong truyện cổ Việt Nam. Contete

Cóc: cậu ông trời, quá quen rồi. Theo một vài phiên bản về đại hồng thủy của người dân tộc, chính con cóc là người tiên đoán trước sự kiện thảm họa ấy. Một số truyện miêu tả cóc có những đặc tính thông minh, tinh ranh như thỏ ( thậm chí cáo già, tàn ác.).

Phượng hoàng đất: ( truyện Khơ Mú). Một loài thông minh và… biết ăn thịt người. Loài chim này làm tổ trên cây. Có lần nó đã bắt cóc một đứa trẻ con đem về tổ nuôi vỗ béo để ăn thịt khi đứa trẻ lớn lên. Nhưng anh chàng chạy thoát được. Công thức thực đơn vỗ béo thế nào không biết, nhưng sau thời gian sống với phượng hoàng, anh ta trở nên cực kỳ xinh đẹp, khiến mọi cô gái đều bị hớp hồn và xin ngủ với anh ta. Những đứa con họ sinh ra sau này tạo nên tộc Phượng Hoàng Đất. Còn anh chàng chết một cách lãng xẹt vì bị… nhiễm trùng do mèo cào. Người ta bảo rằng anh bị Phượng Hoàng nguyền rủa vì tội bỏ trốn.

Sóc lông đỏ: truyện cổ người Tà Ôi. Một con sóc to, đuôi như hoa plarolon ( hoa Lôn) nở, lông đỏ rực như mặt trời. Tương truyền một bộ tộc bắt được nó, nướng mãi nó vẫn không chết. Họ hoảng sợ xem nó là vật tổ.

Mèo: Truyện cổ người Tà Ôi. Chẳng biết nói sao. Mèo có họ hàng với hổ. Họ Mèo của người Khơ Mú tương truyền rằng có một cô gái đã giúp hổ nên được hổ cảm ơn và nhận bảo hộ cho làng nếu làng kiêng ăn thịt mèo.

Cá sấu Ta Pong Kang: sự tích thành Tà Cơn ( Xã Vĩnh Sơn, huyện Tây Sơn). Nguyên là lãnh chúa Ta Pong Kang một thời hùng mạnh. Hắn muốn chiếm thành Tà Cơn và nàng Prai Pnang ( Prai Pnang tiếng Ba Na nghĩa là “hoa cau”. Cô gái này trẻ/ già theo mùa của loài hoa này.) nhưng không được nên tuyên chiến. Một kẻ cực kỳ tài giỏi ( có thể cắt nước treo lên cây như treo cục mỡ, nối đầu cho gà hồi sinh, trồng cây chuối bằng vỏ chuối và có buồng chuối ăn ngay, làm cá có thể bơi và sinh con trong nồi nước sôi,…), có khả năng tái sinh gần như vô hạn, mỗi khi bị chém đứt đôi lại tự nối lại. Ngay cả khi xác bị chém vụn, hắn vẫn tiếp tục tái sinh. Cuối cùng, 2 người anh hùng Drum và Dram ( tài giỏi ngang Ta Pong Kang nhưng kém hơn 1 chút ) phải băm vằm hắn, ném xuống biển. Hắn biến thành cá sấu, nhưng từ đó vẫn đòi cống con gái để ăn thịt.

Con Chóc Cà Tực: trong truyện “ Ông cụ Si Ruộc” của người Vân Kiều, tương truyền là một con vật to hơn con trâu đực, tay vượn, đầu người, tóm lại là giống như một loại khỉ hay vượn to. Điểm đặc biệt là nó có 4 mắt ( thêm 2 mắt sau gáy) và bắt cá rất giỏi. Con vậy này sẵn sàng ăn cả người.

Khỉ già: Truyện cổ “ Chàng Cơ Ho và công chúa Naitơ Lúy” của người Cơ Ho. Con khỉ già này sở hữu rất nhiều vật quý như “ Chiêng đồng tiếng vang xa 7 ngọn núi”, “ ghè quý đựng rượu khảm hình voi ngà dài đang uống nước”, “ chiến mồng thần kỳ”.

Nhện: trong “sự tích 2 đứa bé và cây xoài trên cung trăng” của người Cơ Tu. Sau khi con cá của 2 đứa trẻ bị giết, Nhện đã nhận thay cho cá, chăng tơ đưa chúng sang sông gặt lúa, với điều kiện được tự do giăng mạng nhện bắt muỗi trong rẫy.

Ma Núi ( Chạ m’ nơm): ( truyện cổ Cơ Ho) là tộc trưởng một bộ tộc, có thói ghiền ăn thịt người cực độ. Người ta phải cúng biếu heo gà cho nó để được yên thân. Không được nghe miêu tả gì về ngoại hình lẫn năng lực, chỉ biết Ma Núi sở hữu một cái răng cọp đeo trước ngực. Răng cọp là tất cả sức mạnh của nó.

Gấu thành tinh: Gấu trắng thành tinh, có thể leo cây và biến hóa thành các loài thú khác như sói ( còn biến được gì nữa thì không biết). Trong truyện “ Chàng Chuối tìm vợ” của người Khơ Mú, Con này cực kỳ yếu với loại tên làm bằng… xương cá, chỉ 2 phát tên là nó gục ngay. Nó sống trong một cái hang đá, trong hang lại có cả cũi đá để nhốt người.

Họp thú: là những buổi họp giữa các loài vật với nhau, từ rắn rết tới voi, cọp. Nơi họp không nhất định, tùy truyện, tùy vùng mà có nơi họp khác nhau. Có nơi chúng họp trong miếu hoang, nơi khác lại họp trong rừng,… Nội dung cuộc họp cũng không nhất định, có khi là kiện cáo, có khi chỉ đơn giản là tán dóc cho vui.

Nhắt khô lô ề: gọi gọn là Nhắt. Theo truyện “con nai vàng” của người Vân Kiều ( 1 truyện nằm giữa các motip “Bạch Tuyết” và “dũng sĩ diệt quỷ”). NHắt là một giống quỷ khổng lồ “ chân dẫm trăm voi”, “ ngà voi chỉ đáng dùng để xỉa răng”. Chúng sống thành một bộ tộc, trang bị giáo mác, kiếm đao như người ( có điều to hơn). Con Nhắt trưởng tộc ( tương truyền khi xuất hiện từ phía ánh bình minh, bóng nó che rợp cả mặt trời, khiến bầu trời chuyển màu tro xám.) sử dụng khiên và một cây đao to bằng liếp nhà sàn, dài bằng nửa con khe suối. Nó lại gần như không chết, máu chảy ra đều hóa thành bọn Nhắt lâu la. Về sau, nhân vật chính phải nhúng đao mình vào nước vôi mới chém chết được nó. Em gái của Nhắt trưởng tộc ( mụ dì ghẻ) lại có khả năng hóa thành nai vàng và cô gái đẹp.


Người Cá: trong truyện Ngư Tinh của Lĩnh Nam Chích Quái có đề cập đến một số giống cá chuyển hóa thành người. Thậm chí có hẳn một nhóm thủy tộc gọi là Đản Nhân sống dưới một cái gò dưới đáy biển. Sau họ chuyển hóa thành người, thường từ biển Đông vào bờ đổi cá lấy thóc gạo. Đây có lẽ là hình tượng các bộ lạc sống ven sông, biển ngày xưa. Thủy tộc, con cháu Lạc Long Quân hay binh sĩ của Thủy Tinh cũng được xếp chung với nhóm này.

Hồ Tinh: Là 1 con Cáo 9 Đuôi ( Cửu Vĩ Hồ Ly) lừng lẫy khắp vùng Đông Á ( manga Nhật đề cập không dưới n lần). Người Trung Quốc ghi chép rõ nhất về nó. Tương truyền con cáo sống được cứ 100 năm lại mọc thêm một đuôi, 300 năm thì gọi là “ Cáo thành Tinh” (Yêu Hồ), 600 năm thì gọi là “Cáo Ma 6 Đuôi” ( Lục Vĩ Ma Hồ), Cáo 9 Đuôi là đẳng cấp cao nhất. Mỗi đuôi là một mạng sống của Cáo. Tất cả những con cáo này ( bất kể cấp nào) không thể giao phối mà buộc phải uống thuốc tiên để sinh con ( dù vậy, trong Liêu Trai vẫn có cả đống cáo sinh con với người, chẳng biết ai đúng ai sai). Chúng thường có thể hóa thân thành người với sức quyến rũ mê hồn ( nhìn Đắc Kỷ, 1 Hồ Cung Chủ của loài cáo tinh.). Tuy đã thành tinh, nhưng chúng vẫn mang những đặc tính của cáo, VD như thích ăn gà và rất tinh ranh, xảo quyệt. Còn lại thì tùy con hiền ác khác nhau, có con hiền khô như đất, kẻ lại thèm hút máu hay ăn thịt người. Ngoài ra, chúng thích sống trong hang lạnh, thường thay đổi hình dạng khi ra ngoài, nhưng khi chết lại quay về dạng cáo.

Hệ thống sinh vật siêu nhiên trong truyện cổ Việt Nam. Holy9duoi
hồ ly 9 đuôi trong Naruto.

Cáo tinh cũng phân chia xã hội, gia đình y hệt con người. Đứng đầu là Hồ Cung Chủ, con cáo này khi chết lại truyền chức ấy cho đứa con nó yêu nhất.
Quay lại con Cáo 9 đuôi ( mỗi con đều gần 1000 năm tuổi). Người ta nói cáo sống càng già thì kiến thức càng rộng, có khả năng tiên try mọi việc ( Tục ngữ Anh nói “The devil knows many thing because he is old” mà). Mỗi khi mọc thêm một đuôi, cáo tinh lại đổi màu lông, cho đến đẳng cấp Cáo 9 Đuôi thì đổi thành màu đỏ. Ngoài ra thì ít nghe nói thêm bất cứ gì về sức mạnh của chúng ( chắc phải tham khảo Manga Nhật quá), nhưng người ta đều thừa nhận chúng rất mạnh. Con Cáo 9 Đuôi mà Lạc Long Quân tiêu diệt, tương truyền không thích ăn thịt người, nhưng rất hay phá phách ( dụ dỗ dân chúng vào sống nơi khô cằn, bắt cóc con gái đem về hang hãm hiếp.). Nó sống trong một cái hang dưới một chân núi nhỏ. Lạc Long Quân đã cùng thủy binh dội nước phá sập hang, giết chết nó. Hang Cáo là Tây Hồ ở Hà Nội bây giờ.
( bài này lấy nhiều tư liệu từ wiki)

Hệ thống sinh vật siêu nhiên trong truyện cổ Việt Nam. Konachancom-45783firega-rei_zeroisa
Hồ ly 9 đuôi trong Garei, nhưng con hồ ly này lông trắng thay vì màu đỏ như thường lệ.

Gà 9 cựa: Một trong những món đồ sính lễ mà Sơn Tinh dùng để cưới Mỵ Nương. Tương truyền anh ta gửi cho Hùng Vương 2 con gà thế này.

Hệ thống sinh vật siêu nhiên trong truyện cổ Việt Nam. Ga9cua
gà 9 cựa trong wallpaper game Thuận Thiên Kiếm.
Gà Trắng núi Thất Diệu: Xuất hiện trong truyện về Thành Cổ Loa. Một con gà trống lông trắng đã sống 1000 năm, cư ngụ ở núi Thất Diệu, có tài biến hóa, lại có tình duyên với con gái ông chủ quán trọ ở đây, thường giết hại khách trọ. Gà từng liên kết với oan hồn thời Hùng Vương 18, dâng tấu thư lên trời xin phá hủy thành Cổ Loa. Lần cuối cùng, nó bị Thần Kim Quy truy đuổi, hóa thành con cú 6 chân cắp lá thư bay lên trời, nhưng kịp bị Kim Quy hóa thành chuột cắn chết.

Giặc Ân: Tương truyền là một đội quân lai lịch bất minh từ phương Bắc tràn xuống. Toàn quân được chỉ huy bởi 28 nữ tướng, với tổng chỉ huy là đại tướng Thạch Lĩnh cưỡi ngựa Đá. Giặc Ân tương truyền rất mạnh và cực kỳ tàn ác, khi tấn công nước Văn Lang đã giết vô số người. Các anh hùng trước Thánh Gióng giao chiến với họ đều tử trận ( VD như Cốt Tung quyết chiến với 1 trong 28 nữ tướng, đã bị vây suốt mấy ngày trời, cuối cùng bị chém đứt cổ, chạy được một lúc thì mất.). Sau, Thánh Gióng thống lĩnh quân đội Văn Lang, tập hợp các anh hùng còn lại, đánh thắng quân Ân ở núi Trâu, đẩy lùi họ tới tận núi Sóc Sơn khiến họ chạy tan tác không bao giờ trở lại. Thạch Lĩnh tương truyền chết trận tại núi Trâu, trở thành vua âm phủ vùng đất ấy, sống trong một tòa thành ngầm dưới đất gọi là Ân Vương Thành. Sách Lĩnh Nam Chích Quái bản bổ sung thời Hậu Lê thích liên hệ Thạch Lĩnh là một vị vua nhà Ân Thương bên Trung Quốc, nhưng xét thấy cơ cấu lãnh đạo toàn là nữ thế này thì rõ ràng giặc Ân chỉ là một tộc Việt mạnh sống đâu đó thuộc Nam Trung Quốc bây giờ thôi ( Vì lúc đó, tuy người Hán chỉ mới chiếm lĩnh phía Bắc sông Trường Giang thuộc Trung Quốc hiện đại, nhưng họ đã chuyển sang chế độ Phụ hệ từ lâu, trong khi giặc Ân ở đây rõ ràng theo Mẫu hệ.).
Về Đầu Trang Go down
ujo
MOD
MOD
ujo


Tổng số bài gửi : 35
Join date : 06/12/2010

Hệ thống sinh vật siêu nhiên trong truyện cổ Việt Nam. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hệ thống sinh vật siêu nhiên trong truyện cổ Việt Nam.   Hệ thống sinh vật siêu nhiên trong truyện cổ Việt Nam. I_icon_minitimeSat Feb 19, 2011 6:41 pm

5 đứa con trời: 5 đứa con trời trong truyện Chàng Cóc của người Ca Dong. Đây đều là những anh trời con quậy phá và độc ác. Bao gồm:
Dơ Róc và Dơ Răng: mang dạng người, có khả năng tạo gió lốc và sử dụng kiếm.
Cầu Vồng: Cha của Dơ Róc và Dơ Răng, ngoại hình là 1 cái … cầu vồng, có khả năng tạo ra lửa. Trong cổ nó giấu một chiếc bình có thể hút người ta vào đó ( nghe như hồ lô trong Tây Du Ký). Nhược điểm là dù mạnh như lại ghiền nghe kể chuyện, cứ hễ thấy có người kể chuyện là không còn biết gì nữa, mất mạng lúc nào không hay.
Hàm Răng: anh của Cầu Vồng, ngoại hình nó là… rất khó tả. Nó là một cái hàm răng khổng lồ như một hang núi, ẩn trong rừng, có thể di chuyển địa điểm liên tục trong khu rừng ( Cóc đánh với hắn suốt 3 ngày “ hết đêm đánh dưới nước, ngày lại đánh trên bờ, lại đánh cả trên trời”. Ặc.). Tóm lại là không thể hình dung nổi ngoại hình hắn. Cách duy nhất tiêu diệt Hàm Răng là đốt rụi toàn bộ khu rừng. Tên này sao nghe như Einnashe trong Tsukihime 2.
Đứa bé bắp ngô: em út của Cầu Vồng và Hàm Răng, ngoại hình nhỏ như trái bắp ngô, trang bị giáo và có tốc độ cực nhanh. Cóc tiêu diệt nó bằng cách sử dụng chiếc bình hút của Cầu Vồng.

Kỵ binh Then: đội kỵ binh của nhà trời Then, tương truyền cưỡi ngựa có cánh. Xuất hiện trong truyện cổ về chàng Chương. Đội quân này bị đánh bại khi giao chiến với đội cung nỏ thuộc một tướng của Chương là Xả Ma Hiệu.

Bộ tộc Thi Mèn Tà Tọ (Ma rận một mắt): một bộ tộc thuộc nhà trời, các cư dân chỉ có một mắt. Họ đồng thời là binh sĩ cho vua trời Then. Đông như kiến cỏ. Trong truyện cổ về chàng Chương ( vị anh hùng đã đánh chiếm ½ cõi trời và 4/5 cõi trần). Trời Then đã cho đội quân Ma rận này xuống cùng các vua chúa loài người lập nên lập đội liên quân 3 triệu người đánh nhau với Chương. Bộ tộc này bị Chương chiếm lĩnh đầu tiên khi mở chiến dịch tấn công cõi Trời.

Triều đình nhà trời Then Luông: tương truyền gồm tổng cộng 33 thành viên.

Xi Vưu ( Chiyou trong tiếng Hoa, Txiv Ywang trong tiếng Hmong):
Tên có nghĩa là “ông, cha”. Ông này thuộc về thần thoại Trung Quốc, người Hán xem ông là thủy tổ của dân tộc Miêu bên họ, nhưng cũng xin dẫn ra vì nó liên quan tới người Mèo bên mình. Ông ta trong thần thoại Trung Quốc tương truyền là một con người có móng chân trâu, bốn mắt sáu tay, sừng trên đầu cứng sắc, tóc bên tai có thể dựng lên sắc như kích, kiếm. Tóm lại là ngoại hình Xi Vưu có vài nét giống trâu và giống người ( Thần Nông cũng là 1 người đầu người mình trâu). Ông ta chỉ ăn đất cát và kim loại, lại giỏi chế tạo vũ khí, có sức khỏe dũng mãnh, lại có tài phép ( hóa thành mây mù). Ngoài bộ tộc người khổng lồ của mình, Xi Vưu còn lãnh đạo các tộc quỷ như:
- Ly My ( mặt người mình thú, 4 chân)
- Võng Lượng ( như đứa trẻ lên ba, tai dài, tròng mắt đỏ, toàn thân 2 màu đen pha đỏ, thích học tiếng người để mê hoặc người.)
- Thần Khoang ( mặt người, mình dã thú, chỉ có 1 chân 1 tay)
,… tổng cộng là 9 thị tộc và 81 bộ tộc. Những tộc quỷ có đặc tính chung là có thể phát ra âm thanh khiến người ta điên loạn, cứ liều mạng đâm đầu vào hướng phát ra âm thanh để chúng giết chết. Nhưng chúng lại rất sợ tiếng kêu của rồng.
Người Hán xem ông là thần chiến tranh ( hoặc hung thần) của họ. Vào thế kỷ 26 TCN ( tương truyền cùng lúc Âu Cơ đang sinh con ở Nam) ông lãnh đạo binh lính nổi dậy đánh Hoàng Đế, Viêm Đế, ban đầu đánh thắng nhiều trận, sau bị thua ở trận Trác Lộc ( Hồ Bắc, Liêu Ninh thuộc Trung Quốc bây giờ) do bị sương mù trong khi người Hán có la bàn hỗ trợ. Sau thất bại đó, tộc Xi Vưu chia thành 2 tộc Miêu ( ta gọi là Mèo) và Lý, cùng nhau chạy dần xuống phía Nam. 2 tộc này hiện đa số vẫn sống ở Nam Trung Quốc, đồng thời người Mèo còn là dân tộc đông thứ 5 ở VN ( người Mèo rất giỏi chế súng kíp) .
Binh sĩ tộc Xi Vưu trong truyền thuyết Trung Quốc được xem là thần binh. Tương truyền ngoài đặc tính khổng lồ, họ còn là những người đầu đồng trán sắt, có sừng. VD như Lịch Sinh thời Hán Sở đi thuyết hàng nước Tề đã tán dương uy thế quân Hán là “Hán Vương đem quân tự đất Thục và đất Hán, bình định Tam Tần, vượt qua Tây Hà, cầm binh ở Thượng Đảng, xuống Tỉnh Hình giết Thành An Quân, phía Bắc Ngụy lấy ba mươi hai thành. Đó là binh của Xuy Vưu, không phải sức con người làm được mà là cái phúc của trời.”. Xi Vưu cực kỳ nổi tiếng, ngay cả người Triều Tiên cũng nhận ông ta là tổ tiên của họ.

Người Rồng: Lạc Long Quân, tương truyền là một bán Rồng, Theo Lĩnh Nam Chích Quái, là do cha là Kinh Dương Vương kết hôn với con gái Long Vương ở Hồ Động Đình mà sinh ra. Ông tương truyền có sức mạnh và phép thuật rất lớn, có thể biến hình thành đủ mọi loại từ ma quỷ, yêu quái đến thú vật ( từng làm thế 1 lần để hù dọa binh sĩ của Âu Cơ). Về sau, ông trở về hồ, cai trị thủy tộc. Hồ Động Đình tương truyền cũng là nơi Hậu Nghệ ( xạ thủ giỏi nhất thần thoại Trung Quốc) từng đến để giết con mãng xà Ba Xà.

Thủy Tinh: Một người Rồng, dòng dõi 50 người con theo Lạc Long Quân xuống biển. Đến đời Hùng Vương 18, anh thống lĩnh thủy tộc, phát động cuộc chiến với Sơn Tinh để tranh giành Mỵ Nương. Tương truyền anh nắm giữ mọi quyền năng và sức mạnh thuộc hệ nước, cùng với quyền chỉ huy toàn bộ thủy tộc.

Con Trai vua Thủy Tề: trong truyện Xề Xính, anh ta có hình dạng y hệ Xề Xính nhưng lại yếu hơn rất nhiều.

Hà Ô Lôi: Trong truyện Hà Ô Lôi mà Lĩnh Nam Chính Quái ghi chép. 1 nhân vật … không thể tưởng tượng. Tương truyền An phủ sứ Đặng Sĩ Doanh vốn là người làng Ma La. Trong khi ông đang đi sứ sang Trung Quốc thì ở nhà, thần Ma La giả làm ông để tư thông với vợ ông. Người vợ mang thai sinh ra một bọc đen, nở ra một đứa con trai đặt tên là Hà Ô Lôi. Hà Ô Lôi tương truyền đen như mực, khi lớn lên da thịt bóng mỡ như cao. Một lần đi chơi thuyền ở Hồ Tây, Ô Lôi gặp Lã Động Tân, bèn xin được hưởng thanh sắc ở đời. Động Tân bằng lòng, nhổ nước bọt vào miệng Ô Lôi rồi biến đi. Nhờ đó, Ô Lôi dù không biết chữ nhưng thông minh lém lỉnh, tài thơ phú ca ngâm không ai bì kịp, đến nỗi dù diện mạo xấu xí nhưng con gái trong nước đều phải xiêu lòng. Vua cũng yêu nên không nỡ giết, ra lệ rằng hễ Ô Lôi xâm phạm nhà ai thì cứ bắt mang đến, vua sẽ đền 1000 quan, nếu giết Ô Lôi thì ngược lại phải nộp vua 1000 quan tiền phạt. Về sau, Ô Lôi dám tư thông với cả con gái của Minh Á Vương nên bị Vương bắt giam, đánh rồi tống vào cối giã nát. Thế là hết đời. Trước khi chết, Ô Lôi còn ngâm thơ rằng:
“Sinh tử do trời có quản bao,
Nam nhi miễn đã được anh hào,
Chết vì thanh sắc cam là chết,…”
Thật là hết thuốc chữa.

Quỷ áo trắng/ quỷ áo đỏ: theo truyền thuyết về Trương Hống/ Trương Hát khi đã trở thành thần sông Như Nguyệt. Khi Lý Thường Kiệt cầm cự với quân Tống trên phòng tuyến Như Nguyệt, 2 vị thần này đã báo mộng tình nguyện dẫn thần quân giúp đỡ. Một người dẫn đội quân quỷ áo trắng từ sông Bình Giang, người kia dẫn đội quỷ áo đỏ từ sông Như Nguyệt tấn công vào trại quân Tống, phối hợp với quân triều Lý. Khi đội quân xuất hiện, trời liền tối đen như mực, nổi sâm chớp, mưa gió đùng đùng.

Quỷ Đười Ươi: một phiên bản biến tấu của người Mảng về motip “ mụ phù thủy ăn thịt nhầm con”, mang đoạn đầu lại hao hao cô bé quàng khăn đỏ. 2 anh em đi sang làng bên gọi bà về chữa đau bụng cho mẹ, không ngờ con Quỷ Đười Ươi biết được, giả làm bà đến nhà bọn trẻ, bảo chúng đi múc nước vào ống tre về nấu cháo cho mẹ ( ống tre bị đâm thủng đáy.). Trong khi bọn trẻ đi, quỷ ở nhà xé xác mẹ chúng ăn thịt, máu đầy một bát, cánh tay vung vãi ngoài lùm cỏ, vú thì nó cất vào tủ thức ăn. Đến khi 2 anh em về, không thấy mẹ đây. Chúng dần phát hiện ra những mảnh xác có ở khắp nơi, mới biết là mẹ bị ăn thịt. Con quỷ bắt 2 đứa trẻ về trông con cho mình. 2 đứa trẻ bày mưu giết/ chặt đầu bọn quỷ con, ráp đầu bí rợ vào, còn đầu thì để nơi khác, cốt câu giờ trong khi Quỷ mẹ tìm con mình để chạy, nấp trên cành cây cao. Con quỷ đuổi theo, dỡ luôn nhà nó chất dưới gốc cây để đốt, không được liền đu dây trèo lên. May có chuột và sóc cắn đứt dây. Quỷ Đười Ươi rơi xuống đống lửa, cháy thành than, hóa thành con đỉa hút máu người.

Rồng lửa:
theo truyện cổ Xơ Đăng, tương truyền ngày xưa từng có một con rồng khổng lồ bay ngang qua đây, đuôi còn ở Ngọc Lĩnh mà đầu đã đến vùng đất của người Gia Rai. Toàn thân rồng là lửa, tỏa sức nóng đốt rụi vạn vật. Sau, con rồng này kiệt sức rơi xuống chết, đốt rụi cả một khu vực lớn. Cái đầu nó giờ là ngọn núi Hơ Drung ( núi đầu Rồng) cạnh Biển Hồ, còn thân là dòng sông Ba trên Tây Nguyên. Vì con rồng này mà đất Tây Nguyên chuyển thành màu đỏ

Rồng Đất: theo sự tích Bãi Tiên của người Mạ, sông Đồng Nai là do một con rồng đất tạo thành. Một ngày nọ, con rồng này đột nên phá tung lòng đất chui lên, phun nước tạo thành sông Đồng Nai.

Rồng vàng của Chử Đồng Tử: theo truyền thuyết về mũ đầu mâu của Triệu Quang Phục, khi sống ẩn thân ở đầm Dạ Trạch, một đêm, Chử Đồng Tử đã cưỡi rồi hiện lên giao vuốt rồng cho Triệu Quang Phục.

Trích dẫn :
Người hóa thú/ người đội lốt:

Chuối: Trong truyện “ Chàng Chuối tìm vợ” của người Khơ Mú. Chuối là một chàng trai nghèo mồ côi, sống với người bác ruột. Khi người yêu bị gấu tinh bắt mất, anh ta trang bị vũ khí rồi khấn trời xin giúp đỡ, tức thì có thể biến thành cá chuối bơi ra khơi, bắt đầu cuộc hành trình.

Người lái buôn Mơ Nông: Một người lái buôn thuộc dân tộc Mơ Nông. Theo truyện của người Hrê, Nhà anh ta có chiếc ché đựng nước hóa hổ. Khi bạn vô tình bị biến thành hổ, anh ta hóa thành con mang để dụ bạn về trị trở lại thành người.

Chàng Cóc:
theo truyện cổ Xơ Đăng, là một người rất đẹp trai, thông minh nhưng giấu mình bên trong cái vỏ xấu xí ghẻ lở yếu ớt. Anh ta dùng lốt đó để đi tìm vợ tốt. Một số bản nói anh ta còn có tài phép hóa ra tiền của và đủ thứ vật dụng. Truyện chàng Cóc của người Ca Dong thì anh ta còn có thêm khả năng hóa thành cóc nhỏ, thành rắn khổng lồ, có thể chặn đứng gió bão, hóa nước dập lửa. Sức anh ta lại mạnh đủ để chấp tay ba với 2 đứa con của trời là Dơ Róc, Dơ Rây trong một cuộc đấu kiếm “ kiếm chạm nhau tóe ra ánh sét”, “ đánh đến mức gươm mòn trơ sống”.

Cơ Lang Cót: ( Mnong) Nguyên thủy là một con cò… cực kỳ xấu xí. Đôi vợ chồng thợ săn nghèo mang nó về nuôi, ít lâu sau con cò hóa thành chàng Cơ Lang Cót gầy còm, yếu đuối. Đây lại là một cái vỏ nữa che giấu con người thực là 1 chàng trai rất đẹp. Cơ Lang Cót có tài thổi sáo cực hay và phát rẫy nhanh đến chóng mặt. Trong một loáng, anh đã phát cả một nương rộng bằng chim bay mỏi cánh.


Con quạ Ma-a: Truyền thuyết đại hồng thủy của người Mạ. Con quạ nói tiếng người, một trong số ít sinh vật còn sống sót sau trận đại thảm họa. Nó là kẻ đã nói cho 2 anh em biết rằng cả thế giới đã chết trong trận đại thảm họa vừa qua, và 2 anh em là 2 con người cuối cùng còn lại.

Chim Ric: theo truyền thuyết về ông tổ họ tộc Chim Ric thuộc người Khơ Mú, ông ta đã thương tình cho một con chim Ric ăn và được nó chỉ cho hòn đá mài người, có thể mài người xấu thành người đẹp.

Đại Bàng tinh: con đại bàng trong truyện Thạch Sanh, có khả năng biến thành người. Oan hồn nó vẫn có thể còn vất vưởng sau khi chết.

Đại Bàng trong truyện “ Ông Đùng, Bà Đùng”: là một con đại bàng to lớn, chuyên bắt người ăn thịt. Ngoài ra không nghe nó có khả năng gì đặt biệt. Con này bị Ông Đùng ( người khổng lồ) dùng cung tên bắn chết. Mỡ nó rơi xuống thấm vào các hòn đá trên sông Đà, khiến đá trơn như mỡ.

Đại Bàng trong truyện “Cái ná 9 rãnh”:
con đại bàng lớn chuyên cướp phá hoa màu, bắt trâu bò và người ăn thịt. Mỗi quạt cánh của nó có thể tạo ra xoáy lốc. Sau cùng bị Bí bắn chết.

Đại Bàng trong truyện ( quên tên rồi, edit sau) :
Một con đại bàng cực kỳ khổng lồ chuyên ăn thịt người, có khả năng biến thành quỷ dạng người. Nó lớn đến nỗi có thể che phủ cả cánh rừng. Lông vũ toàn thân nó cứng đến mức tên sắt không thể xuyên qua. Người em không biết điều này nên đã bị nó nuốt. Người anh rút kinh nghiệm, nung đỏ tên bắn vào mắt nó ( con mắt đỏ ngầu sáng rực trong cả cánh rừng tối om) mới giết được con quái này.

Cây Luông Pling: Truyện cổ Xơ Đăng. Một cái cây cực kỳ khổng lồ, tồn tại ở thời khai thiên lập địa. Nó kiêm luôn con đường dẫn đến trời, nhưng tán lá quá rộng và dày nên hậu quả là luôn luôn khiến mặt đất chìm trong bóng tối. Kết cục loài kiến đen phải tập hợp muôn loài chặt bỏ nó đi để có ánh sáng.

Cây hạ xuống: truyện Chàng Lú – nàng Ủa ( 1 truyện theo lối Romeo – Juliet rất nổi tiếng ở Tây Nguyên, nhưng nặng mùi sister complex. 2 nhân vật chính là… anh em. Còn bản thân họ lại là phân thân của công chúa con trời. Do trời Then yêu con gái mà không được đáp ứng nên đày cô ta xuống trần.) . Khi Ủa tự sát, cô ta đã xin cây tùng ngả ngọn xuống để cô ta treo cổ, hẹn chỉ giao xác lại cho chàng Lú mà thôi. Sau Lủ chết theo, tiếp tục bị Then nguyền rủa, biến 2 người thành sao Hôm và sao Mai, vĩnh viễn không được gặp nhau. Tương tự, trong truyện “Lét và Le” của người Mạ, 2 cây thông cũng y như cây Tùng ở trên, chấp nhận hạ ngọn xuống theo lời cầu khẩn của Lét, Le, để 2 anh em nấp trên ngọn cây, phục kích giặc từ trên cao.

Mộc Tinh: Có thể xem là con quái vật mạnh nhất trong truyện cổ VN. Đây là một cây chiên đàn cao hơn ngàn trượng ( 3,33 m x 1000 = ít nhất là cao hơn 3,3 km), cành lá sum xuê, bóng che rợp đất mấy ngàn dặm ( 1 dặm khoảng 1,5 km. = > ít nhất che rợp 1500 – 15 000 km vuông, tức ít nhất bao trùm cả thành phố Hải Phòng, hoặc nhiều nhất che cả tỉnh Nghệ An.). Cái cây này sống ở vùng Bạch Hạc bây giờ, tuổi đã qua mấy ngàn năm, khô héo dần rồi chuyển thành yêu tinh. Con quái vật này có sức mạnh kinh hoàng, thường thay hình đổi dạng, ăn thịt vạn vật. Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân đều từng đánh nhau với nó nhưng nó chỉ hơi yếu thế chứ không bị tiêu diệt. Sau 100 ngày bất phân thắng bại, tương truyền Lạc Long Quân phải khua chiêng trống hù dọa cho nó hoảng sợ bỏ chạy về phương Nam ( thuyết khác bảo là chặt cây làm nó bị thương). Nhưng Mộc Tinh không chết mà chuyển hóa thành Quỷ Xương Cuồng, lại tăng cường thêm thuộc hạ. Dân chúng phải lập đền, gọi là Thần Xương Cuồng, cống người cứ mỗi 30 tháng Chạp hàng năm. Có một số quan thời Bắc Thuộc từng muốn bỏ lệ cống nhưng đều bị quỷ giết chết. Đến tận thời Đinh Tiên Hoàng, pháp sư Văn Du Tường 80 tuổi từ phương Bắc xuống mới dựng lầu Phi Vân, cùng đoàn tạp kỹ là Thượng Kỵ, Thượng Can, Thượng Hiểm, Thượng Đát, Thượng Toái, Thượng Câu bày bẫy lễ hội, dụ nó và lâu la đến rồi niệm chú chém chết.

Cau/ Đá vôi/ Trầu: Theo truyện Trầu Cau, tương truyền là do người em Lang, người anh Tân ( 2 người là anh em sinh đôi) và người vợ Liên của Tân chết mà hóa thành. Về sau nó được dùng trong đống đồ sính lễ của người Việt. “Miếng Trầu là đầu câu chuyện”. Từ đây khai sinh ra tục ăn trầu.

Dưa hấu: tương truyền 1 con chim bạch trĩ từ phương Tây ngậm hạt dưa nhả xuống cho Mai An Tiêm gieo trồng. Thế nên dưa hấu này còn gọi là Dưa Tây Qua. Vùng đất Mai An Tiêm đi đày, trong Lĩnh Nam Chích Quái chép rằng có người đồn đó là Thanh Hóa bây giờ chứ không phải đảo. Dưa hấu là lời tuyên bố khẳng định câu nói “ mọi thứ trong nhà đều do 2 bàn tay ta tạo nên” của Mai An Tiêm.

Cây thần: Xuất hiện trong truyền thuyết về Sơn Tinh. Tương truyền Sơn Tinh khi sinh ra đã nằm trong rừng, một ông tiều phu không con thương tình mang về nuôi. Khi lớn lên, ban đầu cậu đi đốn củi như cha. Một lần chặt một cây cổ thụ lớn suốt mấy ngày không xong ( chặt gần xong thì đã mất một ngày, khi về nghỉ đến sáng ra xem thì cây lành như cũ), cậu rình xem chuyện gì xảy ra. Tối đến, một vị thần từ thân cây hiện ra, vung gậy làm lành vết chặt. Sơn Tinh phàn nàn với thần, được ông ta giao cho gậy phép.

Cây đa hồi sinh:
trong truyện “chú cuội – cung trăng”, đây là một cây đa thần. Lá của nó có thể chữa lành mọi vết thương, thậm chí cứu cả người chết sống lại. Tác dụng của lá cây công hiệu đến nỗi ngay cả khi tử thi đã bị mất một phần cơ thể, nó vẫn sẵn sang hồi sinh nếu người ta thay thế bộ phận bị mất đó bằng một cái gì tương tự ( như dùng bộ ruột nặn bằng đất sét nhét vào bụng con chó bị moi ruột). Nhược điểm duy nhất của thứ thuốc này là nếu trong trường hợp những bộ phận thay thế không tương thích , ví dụ như dùng ruột chó thay thế ruột người cho người chết, thì người được cứu sống sẽ bị khiếm khuyết về một số mặt. Vợ cuội vì bị thay ruột chó mà khi sống lại trở nên ngớ ngẩn đi. Còn bản thân cây đa có một nhược điểm lớn là không thể chịu được những thứ ô uế, chỉ cần bị tưới lên bằng những thứ dơ bẩn ví dụ như nước tiểu, nó sẽ tự động bật gốc bay về trời. Kết cuộc, nó đã kéo cả Cuội bay về mặt trăng thật.
Về Đầu Trang Go down
ujo
MOD
MOD
ujo


Tổng số bài gửi : 35
Join date : 06/12/2010

Hệ thống sinh vật siêu nhiên trong truyện cổ Việt Nam. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hệ thống sinh vật siêu nhiên trong truyện cổ Việt Nam.   Hệ thống sinh vật siêu nhiên trong truyện cổ Việt Nam. I_icon_minitimeSat Feb 19, 2011 6:43 pm

Ngựa:

Ngựa của thần Đất:
Trong “ Nguồn gốc loài người” của người Vân Kiều,1 phiên bản về truyền thuyết đại hồng thủy. Con ngựa là của người em thần Đất ( được thầy Dàng – Trời – tặng cho khi theo học) trong một phiên bản ba anh em sống sót trong trận thảm họa. Một con ngựa có tốc độ khủng khiếp, vó ngựa khi chạy có thể dẫm nát mọi thứ, đốt cháy vạn vật. Con ngựa này về sau chở một trong ba anh em đến Mặt Trăng làm thần Mặt Trăng.

Ngựa đá của chàng Trăng:
trong chuyện chàng Trăng của người Mnong ( Rất tương đồng với Thánh Gióng). Khi cậu bé Trăng đứng bên tảng đá lớn khấn thần xin giúp sức giết tên bạo chúa. Tảng đá liền hóa thành con ngựa mình cao 9 thức làm vật cưỡi cho cậu.

Ngựa đá của Thạch Linh: con ngựa của tướng Thạch Linh, thủ lĩnh giặc Ân trong truyện Thánh Gióng. Truyện kể rằng dân chúng vùng bị chiếm đóng bị buộc cắt cỏ cho con ngựa này ăn, nhưng nó không ăn cỏ ( mà nó ăn cỏ làm gì kia?). Khả năng không rõ, nhưng Thạch Linh gần như ngang sức với Gióng, trước khi bị giết đã kịp đánh cậu bị thương nặng. Gióng chết ( bay về trời) ít lâu sau đó.

Ngựa trắng bờm dài: Trong truyện “ Chàng Chuối tìm vợ” của người Khơ Mú. Chàng Chuối phải tìm con vật này để hỏi đường giết gấu tinh. Chẳng biết hên hay sao, anh ta bắn ngay con sói đang vồ ngựa, mà con sói lại chính là con gấu đó hóa thành. Con ngựa này không thấy đề cập gì đặc biệt ngoài ngoại hình có bờm dài và khả năng nói tiếng người.

Ngựa trắng của Sơn Tinh: Một con ngựa trắng biết bay. Sơn Tinh còn gọi là thần Tản Viên. Tương truyền khi quan đô hộ thời Bắc thuộc là Cao Biền ( lão này là 1 nhân vật lịch sử nổi tiếng về phép thuật kể cả với người Trung Quốc) lập đàn tế dụ anh đến để chém đầu. Sơn Tinh bèn cưỡi ngựa trắng bay ngang qua đó, nhổ nước bọt tỏ ý khinh bỉ.

Ngựa có cánh: loại ngựa mà kỵ binh nhà trời Then chuyên dùng. Từng xuất hiện trong truyện cổ chàng Chương nổi tiếng.

Ngựa sắt phun lửa:
Con ngựa đúc bằng sắt mà Hùng Vương gửi đến cho Thánh Gióng theo yêu cầu. Khi Gióng ngồi lên ngựa, ngựa tự động chuyển động, có thể phun lửa. Sau khi chiến thắng, con ngựa này theo Gióng về trời. Tương truyền Lý An Tông nằm mơ thấy Hai Bà Trưng đang làm mưa, cũng thấy họ cưỡi hai con ngựa sắt tương tự thế này, nhưng không thấy nó phun lửa.

Ngựa 9 hồng mao: Một trong những món đồ sính lễ mà Sơn Tinh dùng để cưới Mỵ Nương. Tương truyền anh ta gửi cho Hùng Vương 2 con ngựa thế này.



Hươu/nai:

Con hươu sừng vàng/bạc:
gắn liền với sự ra đời của họ tộc Xôm Bai của người Mảng. Con nai này có một chiếc sừng vàng và một chiếc sừng bạc, đã dẫn dụ 2 anh em người Thái đuổi theo.

Xôm Bai - Cây/ hòn đá hình nai chuyển động:
gắn liền với sự ra đời của họ tộc Xôm Bai của người Mảng. Khi 2 anh em người Thái này treo đồ đạc lên một cành cây nghỉ mệt, cây bỗng dưng chuyển động và bỏ chạy. 2 anh em cố đuổi đến mức nào cũng không kịp ( chạy nhanh thì cây cũng nhanh, chậm đi thì cây cũng giảm tốc độ, dừng lại thì cây cũng ngừng.). Đến khi kiệt sức, họ lăn ra ngủ, sáng ra nhìn lại thì thấy cái cây treo đồ đạc ấy đã hóa thành một con nai bằng đá có sừng. Cho là điềm lành, họ lập thôn xóm quanh con nai đá, gọi là là hòn đá Xôm Bai. Hòn đá này chứa đựng hồn thiêng của nai, có thể huy động loài nai. Chính nó đã ra lệnh đàn nai đem hạt lúa trồng trên đống tro tàn của khu rừng cháy, dạy cho con người biết về thóc gạo. Người Mảng từ đó thường tổ chức lễ mô phỏng đàn nai dùng chân đào lỗ,gieo hạt, lấp đất lại để trồng những hạt lúa đầu tiên, và cực kỳ kiêng ăn thịt nai. Tương truyền kẻ phạm điều cấm kỵ này sẽ gặp tai họa khủng khiếp.

Nai thần: Nai chúa của đàn nai. Theo truyện cổ của người Cơ Ho. Con nai này có thể hóa thành một chàng trai đẹp, vai đeo ná, tay cầm khiên. Nai thần lại có thể biến ra vô vàn đồ vật quý giá, hóa gốc cây thành lâu đài lộng lẫy.


Hổ:

- Truyền thuyết khai sinh tộc Hổ của người Khơ Mú: tương truyền có một con đã nhân lúc trời tốn vào ăn thịt cả gia đình bà mẹ và 6 cô con gái, chỉ trừ cô út ngất xỉu nên thoát được. Con cọp này ăn no rồi ngủ luôn tại chỗ, bị chàng trai giết chết. Anh ta trở thành trưởng tộc Hổ về sau.
- Truyền thuyết khai sinh tộc Mèo của người Tà Ôi: tương truyền một cố gái đã cứu một con hổ bị… kẹt kẽ răng ( ăn cho lắm vào). Hổ cảm kích và khuyên dân làng không nên ăn thịt mèo, nếu muốn được hổ bảo vệ.
- Truyện con thỏ thông minh: cực kỳ tham ăn, ngu độn, lười biếng, độc ác,… luôn bị thỏ chơi khăm mà chẳng làm gì được. Nhưng đôi khi nó lại rất hiền và thật thà ( rồi bị thỏ ăn hiếp).
- Truyện ngụ ngôn: thường cũng y như tính cách trong truyện thỏ và cọp.



Thỏ:

Thỏ Mặt Trời:
theo người Xơ Đăng, mỗi khi con thỏ này sổng chuồng sẽ ăn Mặt Trời, tạo ra Nhật thực. Mỗi lần như thế, con người lại khua chiêng trống đe dọa, buộc con thú này nhả Mặt Trời ra. ( Tục gõ chiêng, trống này cũng phố biến ở cả người Kinh thuộc Bắc Bộ và nhiều nơi khác)

Thỏ trong truyện ngụ ngôn và truyện “con thỏ thông minh”: thường là tốt bụng, thông minh, giỏi mưu mẹo, thích chơi khăm kẻ xấu ( nhất là hổ, sói,…). Tuy vậy, người dân tộc nhiều khi vẫn miêu tả nó cáo già, tinh ranh, là 1 kẻ phá hoại siêu hạng.

Thỏ Mặt Trăng: thỏ còn đại diện cho Mặt Trăng ( quen thuộc). Trong truyện Chàng Trăng ( của người Mnong), bà cụ già nằm mơ thấy con thỏ trắng nhảy trên ngực mình mà mang thai sinh ra chàng ( truyện gần y chang Thánh Gióng chỉ trừ vụ rèn vũ khí. Thật ra đến khi về trời, “chàng” vẫn còn là 1 cậu bé).


Voi: thường là con vật to khỏe nhưng khờ hơn cọp, đôi khi nó cũng hung dữ chẳng kém gì.

Trong truyện sự tích suối Liang Biang và sông Đa Nhim ( truyện của người Chil Cơ Ho): 1 con voi đã đứng che mưa cho Ka Lang khóc bên xác chồng. Khi cô ta chết, đến phiên con voi khóc rồi chết gục bên cạnh họ.

Voi 9 ngà: Một trong những món đồ sính lễ mà Sơn Tinh dùng để cưới Mỵ Nương. Tương truyền anh ta gửi cho Hùng Vương 2 con voi thế này.


Cá/ thủy sản:

Cá trầu ( co ca):
theo truyện của người Xơ Đăng, đây là một con cá trầu khổng lồ lượn lờ trên bầu trời. Khi nó ăn Mặt Trăng sẽ tạo ra Nguyệt thực. Mỗi lần như thế, con người lại khua chiêng trống đe dọa, buộc con thú này nhả Mặt Trăng ra. ( Tục gõ chiêng, trống này cũng phố biến ở cả người Kinh thuộc Bắc Bộ và nhiều nơi khác)

Cá khổng lồ/ cây xoài bay: trong “sự tích 2 đứa bé và cây xoài trên cung trăng” của người Cơ Tu. Con cá này … gần y chang con cá bống trong truyện Tấm Cám. 2 đứa trẻ đi bắt cá nhưng bị dân làng tranh lấy hết, chỉ còn một con cá nhỏ. Chúng nuôi cá nhưng cá lớn nhanh một cách bất thường, lớn dần đến mức chặn ngang được dòng lũ trên sông, có thể cõng 2 đứa trẻ qua sông. Cá bị lão nhà giàu và dân làng giết thịt, đem xương trả cho mẹ lũ trẻ. Đến khi bọn trẻ nhìn thấy cục máu nổi lên từ bờ sông mới biết chuyện. Chúng nằm mơ thấy 1 ông già khuyên nên chôn xương trên đồi. Chỉ một thời gian sau, chỗ chông mọc lên một cây xoài ra quả ngon. Lão nhà giàu cùng dân làng đi hái quả, nhưng quả xoài nào rơi xuống đều biến thành đá, rơi vỡ đầu bị thương vô số. Sau khi rụng hết quả, cây xoài tự bay về Mặt Trăng, mang theo 2 đứa trẻ.

Ngư Tinh: Theo Lĩnh Nam Chính Quái, con này vốn là Ngư Xà ( rắn nước). Ngoại hình: dài 50 trượng ( 3,33 m x 50 = 166,5 met), chân nhiều như chân rết, khi đi thì ầm ầm như mưa rơi. Nơi ở: 1 cái hang sâu dưới nước ngoài biển Đông, trên hang là 1 hòn đá răng lởm chởm chắn ngang dòng nước, Ngư Tinh dựa vào địa thế này mà bẫy người ăn thịt. Khả năng: biến hóa vạn trạng, chuyên ăn thịt người ( từng biến thành gà trắng gáy dọa các tiên đang định phá nhà của nó.) và dường như nó cũng có khả năng chuyển hóa. Khi Lạc Long Quân chém nó thành ba khúc, cái đầu nó liền biến thành con hải cẩu để chạy trốn, nhưng cũng không thoát được.
Đuôi của Ngư Tinh bị Lạc Long Quân lột lấy da phủ lên hòn đảo Bạch Long Vĩ thuộc Hải Phòng bây giờ.

Thần Kim Quy: Có nhiều tên khác như Rùa Vàng, Sứ Thanh Giang,… theo truyện Thành Cổ Loa. Rùa có kiến thức thông tỏ âm dương trời đất quỷ thần, nói được tiếng người, có thể biến hình thành loài thú khác ( hóa thành chuột cắn con cú), và hình như còn có khả năng chống lại lời nguyền rủa ( khi An Dương Vương trọ tại nhà trọ núi Thất Diệu, Kim Quy chỉ bằng vài lời nói đã khiến Gà không thể phá cửa xông vào dù đập cửa dữ dội suốt đêm.). Rùa đã giúp vua trừ ma quỷ đang ám thành Cổ Loa, lại giao vua vuốt rùa để làm lẫy nỏ thần. Về sau, khi An Dương Vương mất nước, Kim Quy lại hiện lên trao cho chiếc sừng tê 7 tấc để ông ta rẽ nước chạy xuống thủy cung. ( Anh bạn này chắc ở nhà có cả 1 kho sừng với móng chứ chẳng ít.).



Rắn/ Trăn:

Trăn khổng lồ hồ làng Treng ( xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà):
Sự tích hồ nước làng Treng của người Hrê. Vợ Vu Ta Viên bị một con trăn trưởng tộc nước bắt làm vợ. Họ sinh ra cả một đàn rắn con. Sau, Vu ta Viên cũ giành lại vợ, cầm kiếm đánh nhau với con trăn này. Nhờ vợ giúp đỡ nên anh ta chiến thắng, băm xác nó thành trăm mảnh. Vợ bảo anh vất 100 mảnh xác nó lên 100 ngọn núi thì cô ta mới trở lại làm người ( không còn là động vật lưỡng cư nữa), nhưng anh ta chỉ vứt có 3, còn bao nhiêu đổ xuống sông. Cả làng lập tức bị dìm xuống nước mất tích ( nghe hao hao ngôi làng ma dưới hồ trong Fatal Frames 2).

Xề Xính: Một con rắn khổng lồ và rất mạnh. 1/9 tấm thân nó, tương truyền 1 người phải ăn 1 năm mới hết. Đao kiếm thường không thể chém nổi con vật này. Người giết được Xề Xính phải có sức mạnh có thể nâng được thanh gươm và chiếc nón đặt trong hang ổ của nó ( mỗi thứ nặng như một ngọn núi). Xề Xính sống dưới một hang đá rất sâu, có một chiếc bàn đá lớn nó thường cuộn tròn trên ấy để ngủ, và nhiều sỏi đỏ, sỏi xanh có thể ăn được để tăng cường sức mạnh. Khi ngủ nó mở mắt, khi thức nó lại nhắm mắt. Con rắn khổng lồ này mạnh đến nỗi có thể bắt đóng cũi cả con trai vua thủy tề. Không hiểu vì sao, một con rắn với những đặt tính tương tự từng xuất hiện trong truyện “ giếng thần” của Lĩnh Nam Chính Quái ( nhưng không có tên). Trong LNCQ, con rắn tương tự sống trong hang sâu ( hang này lại nằm gần cổng vào âm phủ), trong hang cũng có bàn đá lớn, và thạch nhũ trong hang ăn được. Con rắn này được miêu tả là “ mình dài trăm trượng, mào vàng, miệng đỏ, râu xanh, vảy trắng, trán đề dòng chữ vàng: Vương Kinh Tử”, ăn thạch nhũ trong hang sống qua ngày.

Trăn Tinh ( có dị bản là Chằn Tinh): trong truyện Thạch Sanh. Một con trăn khổng lồ, miệng thở ra lửa, ăn thịt người. Vua bất lực không làm gì được, đành phải xây miếu cho nó, định lệ chống người hằng năm. Oan hồn nó vẫn còn vất vưởng sau khi chết.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Hệ thống sinh vật siêu nhiên trong truyện cổ Việt Nam. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hệ thống sinh vật siêu nhiên trong truyện cổ Việt Nam.   Hệ thống sinh vật siêu nhiên trong truyện cổ Việt Nam. I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Hệ thống sinh vật siêu nhiên trong truyện cổ Việt Nam.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Các nét đẹp văn hóa cổ truyền Việt Nam
» Những mỹ tử trong lịch sử Việt Nam
»  HỆ THỐNG THẦN LINH VÀ PHÉP THUẬT VIỆT NAM
» Khái niệm về truyện tranh-manga
» Vũ điệu sinh tử

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
khac_CLUB :: Thư viện :: Kiến thức tổng quát-
Chuyển đến