khac_CLUB
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

khac_CLUB

Câu Lạc Bộ sáng tác truyện tranh TP.HCM
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Góc quay( Tổng hợp từ VNCF và VNsharing)

Go down 
Tác giảThông điệp
ujo
MOD
MOD
ujo


Tổng số bài gửi : 35
Join date : 06/12/2010

Góc quay( Tổng hợp từ VNCF và VNsharing) Empty
Bài gửiTiêu đề: Góc quay( Tổng hợp từ VNCF và VNsharing)   Góc quay( Tổng hợp từ VNCF và VNsharing) I_icon_minitimeSun Feb 27, 2011 12:20 pm

NGuồn: by Otiar-vnsharing


Truyện tranh căn bản là một nghệ thuật thuộc về thị giác, tức là được thưởng thức bằng mắt. Cùng với hội họa và phim ảnh, đa số truyện tranh có những hình vẽ lại từ những gì tác giả nhìn thấy.


Góc quay nói đơn giản là hướng nhìn, vị trí của người quay phim. Khung hình xin không được bàn trong topic này.

Tại sao lại là phim? Đây là diễn đàn về truyện tranh cơ mà?
_ Từ góc quay phổ biến hơn và đỡ gây hiểu lầm hơn là "góc nhìn" (vì lý do lịch sử, nhiều người xem phim hơn là đọc truyện tranh)


Các họa sĩ truyện tranh thời xưa (trước hiện đại) hay tạo ra các tác phẩm có góc nhìn gần gũi, đơn giản, một phần có lẽ do điều kiện sống yên bình (?!) và ảnh hưởng từ các tranh tĩnh trong hội họa. Cũng là nghệ thuật thị giác, truyện tranh cũng có thể học hỏi từ phim ảnh như là học hỏi từ hội họa vậy. Osamu Tezuka, "thần manga", bằng việc học hỏi từ điện ảnh, đã tạo ra một cuộc cách mạng trong thể loại truyện tranh.

Với tinh thần này, t xin chia sẻ một vài thứ biết được mà thường được cho là thuộc về phim ảnh:

Độ cao của góc quay so với người:

Độ cao ngang với mắt (đường chân trời ở khoảng giữa ảnh) tả lại những gì mà một người bình thường nhìn thấy, có thể khiến người xem đồng cảm/nhập tâm với nhân vật :-?
(kiểu trong game là 1st person)

[szIMG=350|260]http://www.platformnation.com/wp-content/uploads/2009/05/mw-15.jpg[/szIMG]



Góc nhìn từ trên xuống: (đường chân trời ở từ nửa trên cao của khung hình cho đến phía trên và ở ngoài khung hình)
_ Thường có tác dụng bao quát cảnh
_Thường những người nhìn từ trên xuống là:
+Những người cao
+Những người đứng ở trên cao
.những người có quyền lực
.những người chuyên quan sát

cá nhân t đoán là do nhìn từ trên xuống, ta có thể nhìn thấy một người từ đầu đến chân, cho ta nhiều quyền kiểm soát hơn

Có kiểu khoảng cách xa vừa phải thì bao quát hành động
Khoảng cách rất xa thì bao quát quang cảnh - nếu góc cao nữa thì gọi là tầm nhìn của chim (BIrd's eye view) - có thể cho thấy địa hình, bản đồ, v.v..
Khoảng cách gần có thể tạo cảm giác tội nghiệp, nhỏ bé,...


dưới đây là một ví dụ (thầy giáo cũng dùng ví dụ nầy)

Phim cuộc sống tươi đẹp tận dụng góc nhìn từ trên xuống để tạo cảm giác nhỏ bé, tội nghiệp cho người bố

Góc quay( Tổng hợp từ VNCF và VNsharing) Jv1m3zbyc87n1v37


Những góc như thế này, với cách giải thích tương tự, lại nhằm tạo cảm giác nắm quyền lực cho người đọc trong trường hợp sau:

[szIMG=350|260]http://vietnamese.cri.cn/mmsource/images/2010/10/10/kieu1810102010.jpg[/szIMG]

Góc từ trên xuống tôn người đọc lên và hạ đối tượng xuống :-?
(cái này ecchi hay dùng, đoán thử tại sao =)))


Ví dụ về Bird-eye's view

Góc quay( Tổng hợp từ VNCF và VNsharing) Birds-eye-view



Góc nhìn từ dưới lên: (đường chân trời ở từ phía dưới thấp khung hình cho đến ở dưới và nằm bên ngoài khung hình)
Những người thường nhìn từ dưới lên là:
_Những người lùn
_Những người đứng ở vị trí vật lý thấp hơn so với đối tượng

T lý luận là: thường ta cho rằng những thứ trên cao là những thứ khó vươn đến, như là bầu trời, như là thiên chúa... => đối tượng của góc quay này "hơn" chúng ta.

Góc quay( Tổng hợp từ VNCF và VNsharing) 109-proud-man-195w


Cái này thường được dùng để tạo cảm giác
_Sợ hãi, tôn kính cho người người đọc: không thể thoát được, tất cả đều nằm trong tầm nhìn của đối tượng.
_Cảm giác được che chở cho người đọc


Ngoài ra còn có trò nhìn ngược lại nữa, hay thấy trong mấy cảnh hành động hay là bị treo ngược ((=


[szIMG=380|230]http://www.headoverheels.org/wp/wp-content/uploads/2007/05/upside-down-face.jpg[/szIMG]





Đường nằm ngang tạo cảm giác yên bình, vững chãi; các đường chéo thì không vững bằng và tạo tốc độ + bất ổn. Cá nhân người viết thấy đường chéo thường thú vị hơn là đường nằm ngang
VD: ta có thể nghiêng hình (đồng thời đường chân trời nghiêng) để tả cú sốc về tinh thần hay cú sốc vật lý (bị xe đâm bay lên)

Thực ra đường dọc cũng tạo cảm giác vững chãi + sức mạnh những t nghĩ nghiêng hình 90 độ thì không có tác dụng đấy (có thể vì não bộ con người quen với việc nhìn ngang bình thường)


Ảnh này chụp nghiêng thời thú vị hơn là nằm ngang (sẽ bị giống ảnh tập thể)
Góc quay( Tổng hợp từ VNCF và VNsharing) 2991199277_618144f28a












TỔng hợp 1 số bài viết tại VNCF. NGuồn:
VNCF


Chọn góc quay tùy thuộc vào cách diễn đạt và khả năng vẽ của tác giả.Chúng ta nên xem nhiều truyện để học hỏi kinh nghiệm, và dám tự thử nghiệm (trên truyện của mình) thì sẽ nắm bắt được .Vì nếu chỉ 1 hướng thì sẽ đơn điệu và không chuyển tải được thông điệp, ý đồ của tác giả, nếu chuyển hướng quá nhiều và đột ngột thì dễ gây phản cảm.

VÀ những góc bình thường ngang tầm mắt thì để diễn tả cảnh này diễn ra bình thường đều đều( còn phụ thuộc vào chia khung nữa). những góc phối cảnh thì tạo ấn tượng mạnh hơn nên thường dùng cho cảnh đánh nhau.tạo cảm giác nhanh. đồ sộ. nguy hiểm....mạnh mẽ....Góc nhìn từ trên xuống để diễn tả toàn cảnh( VD: đám đông, một nhóm người...)
Góc nhìn từ dưới lên diễn tả một cảnh hoành tráng( VD: nhà cao tầng) hoặc diễn tả tâm trạng nhân vật( VD: tức giận, lo âu, sợ hãi)
Góc nhìn chính diện(VD: đối thoại) là góc dùng nhiều nhất nhưng không nên quá nhiều gây cảm giác đơn điệu


1 ví dụ của bạn Akiba:

Trích dẫn :
thứ nhất việc đặt góc quay còn phụ thuộc vào việc chia khung. vì hình nhân vật trong đó còn phụ thuộc vào bố cục khung trong trang truyện. vd nha. cùng một cảnh 1 đội bóng rổ đi đường. tớ có hai phương án. với cách chia khung khác nhau. (cái này làm nhanh nên thông cảm thế thôi)
Góc quay( Tổng hợp từ VNCF và VNsharing) 2-1
Góc quay( Tổng hợp từ VNCF và VNsharing) 3-1
còn những góc quay để ngang tầm mặt đất
Góc quay( Tổng hợp từ VNCF và VNsharing) 4-1
Góc quay( Tổng hợp từ VNCF và VNsharing) 5-1
cái này làm người đang đứng trông đồ sộ như một ngọn núi. để người đọc cảm thấy người này rất nguy hiểm.... vd hai người chuẩn bị đánh nhau. đang nhìn nhau. thì góc quay này cũng được sử dụng. để người đọc thấy hai người này nguy hiểm chuẩn bị đánh nhau.---> tạo cảm giác sắp có một trận đấu kịch tính.
còn cái này giấu mặt người
Góc quay( Tổng hợp từ VNCF và VNsharing) 6
tức là có người đi tới giấu mặt để làm người xem tò mò về ai đi đến vậy. như vậy cảnh sau chắc chắn sẽ nhấn mạnh hình người tới. và người đó chắc chắc có một cái gì đặc biệt khác thường.---> được sự tò mò của cảnh này thì hình người tới sẽ gây ấn tượng mạnh hơn.

đấy là cảnh đánh nhau.

còn những hình mà không để back ground thì có hình này của mình làm.
Góc quay( Tổng hợp từ VNCF và VNsharing) 1
hai hình đầu mình để trống là chỗ cho giấy hoa văn vào nên không có gì.
còn hình cuối mình bỏ khung để trắng nhằm nhấn nhân vật chính lên hơn bình thường. tức là muốn người đọc phải suy nghĩ về cái cảnh ấy. tại sao lại bỏ khung..v..v.. cảnh ấy có ý nghĩa gì với những gì vừa diễn ra.
ngoài ra còn nhiều trường hợp cũng bỏ khung dùng cho những mục đích khác nhưng nhiều lắm. và hiện tại là chưa nhớ ra. nhưng chắc chắn có. hì hì đọc truyện nhiều hà.

ngoài ra do một chuỗi các cảnh trước cũng để trong khung nên cảnh này phá khung và nhấn như vậy cũng như một dấu chấm câu kết thúc truyện. cũng là một cách thư giãn mắt trong bố cục một chuỗi các khung.



theo cách mình làm. khi quay một cảnh nào đấy. mình tưởng tượng những người đó đứng im rồi đặt máy quay quay vòng quanh họ. trên dưới. thấy cái nào hợp với ý đồ mình thì chép vô. còn nếu khó mà diễn đạt được hình ấy quá thì bắt đầu từ bước cơ bản vẽ khối hộp rồi chia nhỏ dần ra. bóc tách ra thành hình. không thì lấy máy ảnh chụp nhanh nhất.

nhanh hơn nữa thì thấy cảnh quay nào của người khác giống ý của mình thì up vao thì nhanh hơn. hà hà.

nhanh nhất là đưa người nào có kinh nghiệm để họ làm đoạn đó rùi phân tích. hà hà. (kiểu này giống đi học thầy quá).


Theo kinh nghiệm của chị LIttle_Wolf, trước khi đặt góc quay thì nên xem mạch truyện đang hướng về cái gì. Như thế nào làm bạn cảm thấy hài lòng với những gì bạn muốn vẽ.

Điều tiếp theo là phải nắm rõ cách vẽ. Giả sử có 2 góc quay phù hợp:

- 1 góc bạn vẽ ko đc => tranh ko thể hiện tốt => đôi khi gây phản ứng ngược
- 1 góc bạn vẽ đc => thể hiện tốt => truyền tải tốt

=> kinh nghiệm bản thân khi chưa rành quay góc. Kết cục là bỏ luôn 1 tờ đã đi nét chi tiết chỉ vì 1 ô truyện.

Và nên suy nghĩ kĩ về cách diễn đạt của nhân vật của bạn + tham khảo ý kiến bạn bè về bản phác để thu thập nhiều kinh nghiệm hơn .






Kiến tức lượm lặt được của bạn ngo-hoai-vu, VNCF. LInk đã có ở trên.



Trích dẫn :
II. PHÂN CẢNH KỊCH BẢN:

Công việc này thường do họa sĩ chính đảm nhiệm. Nó có màu sắc như là công việc của một đạo diễn điện ảnh.

1. KIẾN THỨC:

• Định lượng thời gian, tiết tấu, trọng lượng và trọng tâm của từng trang truyện:

Dựa trên kịch bản trong 1 trang, ta định lượng về thời gian nhằm tạo tiết tấu nhanh, chậm cho câu chuyện bằng cách chọn hình ảnh đó có khung to, nhỏ khác nhau.

- Khung to thì tạo tốc độ chậm, nhỏ thì nhanh nhưng vẫn còn một vấn đề nữa tạo nên nhịp điệu của câu chuyện đó là bố cục: Mảng to, mảng nhỏ, nét nhiều, nét ít, nét xiên và nét thẳng.

- Khung ngang thì tạo tốc độ chậm, khung dọc thì tạo tốc độ nhanh, khung vuông thì ổn định và nhấn, khung có càng nhiều đường viền xéo thì tốc độ truyện càng nhanh và động.

- Khi đọc một trang kịch bản, bạn nên có kí hiệu riêng để ánh dấu các khung. VD: Khung đỉnh dấu *, khung lớn chữ L, khung trung bình chữ T, khung nhỏ chữ N. Còn khung có nhiều đường viền xéo hay không thì không cần thiết vì khi vẽ ta sẽ dựa trên kịch bản mà tính toán điều này.

* Và các bạn nên lưu ý, trong một trang truyện tranh hiện đại thường có một khung đỉnh.

• Hướng nhìn:

Hướng nhìn có tác dụng tạo tiết tấu, cảm xúc cho từng hình ảnh và đây là một kỉ năng rất quan trọng của họa sĩ truyện tranh.

- Hướng nhìn thì có 1 là: Những hướng nhìn trực diện, nhìn nghiêng trước, nghiêng hoàn toàn, nghiêng sau, nhìn hoàn toàn từ phía sau.

- Và 2 là Hướng nhìn ngang, nhìn xéo lên, xéo xuống và trong này thì có xéo nhiều hay xéo ít.

1 và 2 là hai mảng có thể phối hợp với nhau. VD: Hướng nhìn trực diện xéo lên, nhìn trực diện xéo xuống. Hướng nhìn nghiêng xéo lên, nhìn nghiêng xéo xuống.

Mảng 1:

- Nhìn trực diện: Có tác dụng tạo sự phơi bày, chân thật, đối đầu và chấp nhận của bối cảnh hoặc nhân vật về cảm xúc, tốc độ và ý nghĩa.

- Nhìn nghiêng trước: Tạo sự thỏa hiệp, sự khiêm tốn, lãng mạn, hướng về một điều gì đó… Cảm xúc, tốc độ và ý nghĩa sẽ nhẹ hơn góc nhìn trực diện.

- Nhìn từ phía sau: Tạo sự bí mật, từ chối, tránh né, dấu giếm và phủ nhận.

- Nhìn nghiêng từ phía sau thì có trọng lượng, tiết tấu và cường độ nhẹ hơn nhìn hoàn toàn từ phía sau.

- Nhìn nghiêng hoàn toàn: Có tính chất trung hòa giữa nhìn trực diện và nhìn từ phía sau.

Mảng 2:

- Nhìn xéo lên: Mang tính tích cực, lạc quan, rộng mở…

- Nhìn ngang: thì trung bình.

- Nhìn xéo xuống: Mang tính tiêu cực, bi quan, thu hẹp…

Ngoài hai mảng trên còn có một kỉ xảo hỗ trợ đó là: nghiêng hướng nhìn, giống như nghiêng camera (đường chân trời, đường tầm mắt sẽ nghiêng đi) tạo hiệu ứng làm cho bối cảnh thì rộng mở hơn, hành động của nhân vật thì nhanh, mạnh hơn.

* Nếu các bạn phối hợp tốt và nhuần nhuyễn hai mảng trên để tạo hướng nhìn cho nhân vật và bối cảnh thì sẽ làm cho câu chuyện của các bạn giàu cảm xúc và thật hơn đối với độc giả xem nó.

• Góc nhìn:

Có 2 loại góc nhìn: Khách quan và chủ quan.

- Khách quan: có tác dụng kể chuyện, dẫn chuyện, mô tả. Tạo cảm xúc cho độc giả như đang đứng ngoài và quan sát câu chuyện.

- Chủ quan: Thì dùng cho hành động, nhập vai. Tạo cảm giác cho độc giả như đang sống và tham gia vào câu chuyện.

- Với hai góc nhìn này thì còn thêm 1 yếu tố phụ nữa là nhìn xa hay nhìn gần. Gần thì tăng cường độ, tốc độ còn xa thì giảm cường độ, tốc độ lại.

* Hai yếu tố này sẽ dẫn dắt và thu hút độc giả lúc thì như đang xem câu truyện từ bên ngoài, lúc thì như đang sống trong câu chuyện, tham gia đồng hành cùng các nhân vật của chúng ta.

• Khoảng cách:

Gồm những khoảng cách chính sau đây: Toàn cảnh, trung cảnh và cận cảnh. Nhưng trong này cũng có những cấp độ khác nhau là: Rộng, trung bình và hẹp.

- Toàn cảnh rộng: VD như mô tả cả một thành phố, cả một thôn làng với rừng núi, sông ngòi vây quanh. Hay nhân vật thì nhân vật đang đứng giữa một khu phố rộng lớn hay giữa một cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

- Trung toàn: Thì mô tả một con đường. Còn về nhân thì nhân vật đang đi trên đường với mọi người xung quanh. Khoảng cách của nhân vật với lề khung bên trên hay bên dưới gần bằng chiều cao của nhân vật.

- Toàn cảnh hẹp: Thì mô tả một góc phố hoặc một ngôi nhà. Còn nhân vật thì sẽ vừa lọt toàn thân trong khung, khoảng cách với lề khung truyện chỉ một ít.

- Trung cảnh: Với sự mô tả một nữa ngôi nhà, một nữa người nhân vật.

- Cận cảnh rộng: Cánh cửa ngôi nhà, một bình hoa, một chiếc đồng hồ, một màn hình máy tính. Còn nhân vật thì từ giữa ngực lên.

- Cận cảnh: Thì Một nữa bình hoa, một góc màn hình. Nhân vật thì chỉ khuôn mặt.

- Cận cảnh hẹp (hay còn gọi là đặc tả, close – up). Thì một bông hoa, kim đồng hồ, vài chữ trên màn hình máy tính. Còn nhân vật thì chỉ tả hoặc mắt, hoặc miệng, hoặc bàn tay, bàn chân.

Tóm lại: Toàn cảnh dùng để miêu ta nhân vật trong bối cảnh. Trung cảnh miêu tả hành động của nhân vật. Còn cận cảnh thì dùng miêu tả cảm xúc nhân vật.

* Các khoảng cách khác nhau có tác dụng mô tả khác nhau và nó tạo nên tiết tấu, cảm xúc khác nhau cho câu truyện. Nhìn càng xa thì câu truyện càng chậm và cảm xúc càng nhẹ còn nhìn càng gần thì tiết tấu càng nhanh và cảm xúc càng mạnh. Các bạn nên dùng những chữ viết tắt để định khoảng cách cho từng khung truyện.

Kiến thức để phối hợp 3 yếu tố trên thì nhiều và dài lắm. Nhưng những gì tôi trình bày trên đã là cơ bản. Sự phối hợp nó thì các bạn hãy tự luyện tập và nghiên cứu thêm từ truyện tranh, chụp hình và phim ảnh nhé.

• Một số thủ thuật khác:

Ánh sáng hiện trường:

- Cũng có thể gọi là ánh sáng của bối cảnh như sáng, trưa, chiều, tối.

- Ánh sáng buổi sáng thì chan hòa tạo cảm giác tích cực, lạc quan. Buổi chiều hoàng hôn thì yên bình, thanh thảng. Ánh sáng của lửa đêm thì lung linh, huyền bí. Ánh sáng của tia sét trong đêm thì rùng rợn, khủng bố. Ánh trăng tỏ, trăng mờ… tất cả đều có những tác dụng tạo cảm xúc khác nhau.

Ánh sáng kỉ xảo:

- Là ánh sáng không thật, chỉ xuất hiện khi họa sĩ muốn dùng để nhấn mạnh cảm xúc của nhân vật. Thường là những cảm xúc xấu và tiêu cực. Nhưng các bạn cũng lưu ý đến cường độ và hướng của ánh sáng.

* Các bạn phải nhớ tránh lạm dụng ánh sáng quá nhiều trong quá trình kể câu chuyện đấy nhé.

Về Đầu Trang Go down
 
Góc quay( Tổng hợp từ VNCF và VNsharing)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tổng hợp tranh rời của Smoothzen
» Múa rối_ Tổng hợp nhiều bài
» Bảng list tổng hợp trang phục Việt trong lịch sử
» LỊCH SỬ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI ĐẠI PHONG KIẾN( Phần 2 từ thời Lê Trang Tông trở về sau)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
khac_CLUB :: Thư viện :: Kiến thức tổng quát-
Chuyển đến