khac_CLUB
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

khac_CLUB

Câu Lạc Bộ sáng tác truyện tranh TP.HCM
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Những mỹ tử trong lịch sử Việt Nam

Go down 
Tác giảThông điệp
ujo
MOD
MOD
ujo


Tổng số bài gửi : 35
Join date : 06/12/2010

Những mỹ tử trong lịch sử Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Những mỹ tử trong lịch sử Việt Nam   Những mỹ tử trong lịch sử Việt Nam I_icon_minitimeSun May 08, 2011 10:23 am

Nguồn:http://vncomicfarm.com/index.php?/topic/11455-nh%E1%BB%AFng-m%E1%BB%B9-nam-t%E1%BB%AD-trong-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-vi%E1%BB%87t-nam/page__pid__109798#entry109798






1. Trần Anh Tông.


Những mỹ tử trong lịch sử Việt Nam Trananhtong1
Tượng Trần Anh Tông tại Đền Trần

Những mỹ tử trong lịch sử Việt Nam Ap_20110205074743768
...và trong tưởng tượng.

Mỹ nam tử đầu tiên đó chính là Trần Anh Tông, tên Trần Thuyên,là vị vua thứ 4 của nhà Trần, lên ngôi năm 17(1293 - 1314),niên hiệu Hưng Long, được sử sách đánh giá là “khéo nối chí giữ nghiệp, cho nên đất nước được thái bình, chính trị tốt đẹp, văn vật, chế độ dần thịnh lên, cũng là bậc vua tốt của triều Trần” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Tuy nhiên trước đó có một sự thật là...
"Tuổi trẻ ham chơi nên ông không để ý đến việc triều chính chỉ lo lang thang các phố chè chén múa hát. Sau khi bị cha phát hiện và trách phạt Ông đã thay đổi tính tình trở thành con người mẫn cán, chǎm chỉ, rất chú trọng việc trị nước an dân. Ông chú ý giữ gìn bờ cõi, dùng sức mạnh thị uy để những nước láng giềng không được gây hấn. Ông rất trọng dụng người hiền tài, nghiêm khắc với những thói bê tha chơi bời quá mức. Dưới triều đại của ông các quan lại đều rất xứng với chức sắc của mình, đã hoàn thành được công việc mà lại còn được lưu tiếng tốt: cương trực, thanh liêm."
Em gái của Anh Tông là Trần Huyền Trân đã được gả cho Chế Mân.

Không ai bết Huyền Trân đẹp ra sao, nhưng Trần Anh Tông nổi tiếng là người có diện mạo đẹp như tiên. Đẹp như tiên thì chắc chắn là một mỹ nam tử.

Nói luôn, vợ của ông là (gồm):con gái Trần Quốc Tảng, con gái Trần Bình Trọng, con gái Phạm Ngũ Lão, Đa La Thanh (con gái sư người Hồ Du Chi Bà Lam), Cung tần Trần Thị Thái Bình, Cung nhân Vương thị.



2. Lê Lợi.


Những mỹ tử trong lịch sử Việt Nam Ap_20110205074825766
(Ảnh minh họa)
Ông là con út của Lê Khoáng và Trịnh Thị Ngọc Hương. Ông nối nghiệp cha làm chúa trại Lam Sơn. Khi quân Minh chiếm đất nước, ông nuôi chí lớn đánh đuổi xâm lăng. Quân nhà Minh nghe tiếng ông, dụ cho làm quan, ông không chịu khuất. Ông nói: "Làm trai nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chớ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người?". Năm Lê Lợi 21 tuổi cũng là năm nhà Minh đem 80 vạn quân sang xâm lược nước Việt. Cuộc kháng chiến chống Minh của vương triều Hồ thất bại, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, tàn phá, Lê Lợi đã nung nấu một quyết tâm đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi.

Và tất nhiên, Lê Lợi đã đánh đuổi giặc Minh ra khỏi đại việt, lập ra triều đại hậu Lê sau này. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, thì " Vua sinh ra, thiên tư tuấn tú khác thường, thần sắc tinh anh kỳ vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai có một nốt ruồi, tiếng nói như chuông, dáng đi tựa rồng, nhịp bước như hồ, kẻ thức giả đều biết vua là bậc phi thường". Thiên tư tuấn tú khác thường, suy ra cũng là một mỹ nam tử.


3. Trần Nhật Duật.

Những mỹ tử trong lịch sử Việt Nam Chieu+van+vuong+tran+nhat+duat

Những mỹ tử trong lịch sử Việt Nam Ap_20110205074448773
( Ảnh mịnh họa)

Trần Nhật Duật được phong tước Chiêu Văn Vương năm 12 tuổi, một trong những tước vương trẻ nhất của vương triều Trần. Ông khí chất rộng lượng, tính tình phóng khoáng, rất ham học hỏi, tinh thông cầm kỳ thi họa và đặc biệt giỏi giao tiếp, am hiểu ngôn ngữ và trao đổi được với rất nhiều các dân tộc khác. Triều đình khi có những việc liên quan đến bang giao thường triệu ông về triều khu xử công việc.

Chính sử chỉ chép kỹ biệt tài quân sự của ông trong chiến thắng Hàm Tử Quan (tháng 5/1285) nhưng trên thực tế tài cầm quân của ông đã sớm được thể hiện từ trước đó, đặc biệt là tư duy quân sự mang tính chiến lược sâu sắc, một bộ óc quân sự phi thường phục vụ hết sức có hiệu quả trong các lần chiến thắng quân Nguyên - Mông.

Ông mất năm 1330, thọ 76 tuổi, một tuổi thọ được cho là cực hiếm đối với thời bấy giờ cho thấy sự tráng kiện về tinh thần và thể chất được rèn luyện nghiêm ngặt của ông

Theo sử ký, Nhật Duật vốn là Chiêu văn đồng tử trên trời. Đã là đồng tử trên trời thì chắc là phải đẹp nên xếp luôn Nhật Duật vào danh sách mỹ nam tử trong lịch sử.


4. Lê Thánh Tông.


Những mỹ tử trong lịch sử Việt Nam Images131077_lethanhtong
Vua Lê Thánh Tông. (Ảnh Thư viện Danh nhân)

Những mỹ tử trong lịch sử Việt Nam Ap_20110205074935907
(Ảnh minh họa)

Cũng thêm một vị tiên trên trời nữa, đó chính là Lê Thánh Tông, hay còn gọi là Lê Tư Thành. Ông tên thật là Lê Tư Thành, còn có tên khác là Lê Hạo. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài.

Khi bà tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao có thai Lê Tư Thành, bà đã bị bà phi Nguyễn Thị Anh mưu hại. Nguyễn Trãi và người thứ thiếp là Nguyễn Thị Lộ đã cứu giúp Ngọc Dao và đưa đi lánh nạn. Lê Tư Thành được sinh ra ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất 1442, ở chùa Huy Văn (ngày nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội).

Lê Tư Thành vốn không phải là người sẽ kế vị, theo chính danh. Từ nhỏ, ông được giáo dục ở Quốc Tử Giám, giống như người anh cùng cha khác mẹ là Lê Nhân Tông (Lê Bang Cơ - con bà Nguyễn Thị Anh) đang làm vua Đại Việt.

Chuyện về vua Lê Thánh Tông cũng li kì lắm đó nha ;))

Theo đại việt sử ký, thì " Vua sinh ra thiên tư tuyệt đẹp, thần sắc khác thường, vẻ người tuấn tú, nhân hậu, rạng rỡ, nghiêm trang. Vua tư triều cao siêu, anh minh quyết đoán, có hùng tài, đại lược, võ giỏi văn hay mà cái học của thánh hiền lại đặc biệt siêng năng, tay không lúc nào rời quyển sách. Các tập kinh, sử, các lịch, toán, những việc thánh thần, không có gì không bao quát tinh thông. Văn thơ thì vượt trên cả những văn mẫu của các văn thần."
Ấy là còn chưa kể Lê Thánh Tông là tiên đồng do ngọc hoàng sai xuống. Qua hai chi tiết trên, Lê Thánh Tông xứng đáng là một mỹ nam tử trong lịch sử Việt Nam. Hic! Triều hậu Lê này lắm mỹ nam thế.



5. Lý Công Uẩn.


Những mỹ tử trong lịch sử Việt Nam TuongVuaLyThaiTo_01
Tượng đài Lý Công Uẩn tại Hà Nội

Những mỹ tử trong lịch sử Việt Nam Ap_20110205074711105
(Ảnh minh họa)

Lý Công Uẩn, là vua Lý Thái Tổ. Là người đã dời kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long.Truyền thuyết vẫn cho rằng ông là con của sư Vạn Hạnh, anh ruột Khánh Văn.

Cũng theo truyền thuyết ông thân sinh ra Lý Công Uẩn nhà nghèo đi làm ruộng thêu ở chùa Tiên Sơn (An Phong, Bắc Ninh) phải lòng một tiểu nữ và làm nàng có mang. Nhà chùa thấy thế đuổi đi nơi khác. Hai vợ chồng dẫn nhau đến khu rừng Báng mệt mỏi, dừng lại nghỉ. Chồng khát nước đến chỗ giếng nước giữa rừng uống, chẳng may sẩy chân chết đuối. Vợ chờ lâu không thấy, đến xem thì đất đã đùn lấp giếng. Ngưòi phụ nữ bất hạnh tha khóc một hồi rồi xin vào ngủ nhờ ở chùa ứng Tâm gần đó.

Sư trụ trì chùa này đêm trước nằm mơ thấy Long thần báo mộng rằng: "Ngày mai dọn chùa cho sạch để đón hoàng đế đến". Tỉnh dậy, nhà sư sai chú tiểu quét dọn sạch sẽ, túc trực từ sáng tới chiều chỉ thấy một người đàn bà có mang đến chùa xin ngủ nhờ.

Được vài tháng sau bỗng có chuyện lạ:
Một đêm, khu tam quan của chùa sáng rực lên, hương thơm ngào ngạt lan tỏa. Nhà sư cùng bà hộ chùa ra xem thì thấy người đàn bà ấy đã sinh một con trai, hai bàn tay có bốn chữ son "sơn hà xã tắc". Sau đó, trời bỗng nổi trận mưa to gió lớn, mẹ chú bé chết ngay sau khi sinh con và chú bé được nhà chùa nuôi nấng. Khi 8,9 tuổi nhà sư cho chú bé theo học sư Vạn Hạnh ở chùa Tiên Sơn. Chú bé đó là Lý Công Uẩn.

Vốn thông minh bẩm sinh, lại được nhập thân văn hóa một vùng đất văn minh, văn hiến, là con đẻ con nuôi của những vị cao tăng xuất chúng, Lý Công Uẩn thực sự là người con ưu tú của dân tộc. Ông đã cùng triều Lý làm rạng danh nước Đại Việt, viết nên những trang sử oanh liệt dựng nước và giữ nước.

Chùa ứng Tâm nơi ông sinh ra bây giờ có tên là chùa Dặn.Ngôi huyệt chỗ giếng nước ở rừng Báng năm xưa, những gò ở xung quanh trông giống như hoa sen nở 8 cánh nên nhà Lý truyền ngôi được 8 đời.
Vua Lý Thái Tổ trị vì 19 năm thì mất, thọ 55 tuổi.

Theo đại việt sử ký, thì " từ bé đã thông minh, vẻ người tuấn tú khác thường". Bé đã tuấn tú, lớn lên chắc còn đẹp ác. Suy ra, Lý Công Uẩn cũng là một mỹ nam tử.



6. Trịnh Khải.


Những mỹ tử trong lịch sử Việt Nam 11_Trinh_Khai

Những mỹ tử trong lịch sử Việt Nam Ap_20110205075100366
(Ảnh minh họa)

Trịnh Khải, hay còn là Đoan Nam Vương,Trịnh Tông... là con trai cả của Thánh tổ Thịnh vương Trịnh Sâm với một cung tần tên là Dương Thị Ngọc Hoan. Tương truyền,một đêm nọ, Ngọc Hoan mơ thấy có thần cho tấm vải có vẽ hình đầu rồng, bèn nói với hoạn quan Khê Trung Hầu, hai người đều cho rằng đấy là điềm báo sinh ra con thánh. Trịnh Sâm sai Khê Trung Hầu gọi cung tần Ngọc Khoan, nhưng Khê Trung hầu vờ nghe nhãng tai, sắp xếp đưa Hoan vào thay cho Khoan hầu hạ chúa. Chúa biết mà không nỡ đuổi ra. Sau đó, Ngọc Hoan đã có mang, sinh ra Khải năm 1763.

Khi Trịnh Khải lên ngôi, bọn kiêu binh có công tôn phò trở nên lộng hành khắp nơi, đập phá cướp bóc không chỉ nhà dân mà cả nhà các quan lại làm trái ý, khiến dân chúng vô cùng lo sợ.

Một thủ hạ của Hoàng Đình Bảo là Nguyễn Hữu Chỉnh không chịu theo Trịnh Khải, bỏ vào nam theo Tây Sơn để mượn quân báo thù.Chiếm được Thuận Hoá, Chỉnh lại xui Nguyễn Huệ bắc tiến để đánh ra Thăng Long, diệt họ Trịnh.

Nguyễn Huệ dù chưa có lệnh của Nguyễn Nhạc, vẫn cùng Chỉnh đánh ra bắc.

Nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy kéo ra Bắc Hà, lấy danh nghĩa Diệt Trịnh phù Lê. Quân Trịnh chỉ chống cự một cách yếu ớt rồi rút chạy lên phía Bắc. Trịnh Khải phải mặc nhung phục, ngồi lên voi, cầm cờ lệnh trực tiếp chỉ huy, song quân sĩ lúc đó đã mất hết nhuệ khí nhanh chóng tan rã. Trịnh Khải một mình chạy lên Sơn Tây, đến nhờ Lý Trần Quán.

Trong khi hành lễ, Trịnh Khải và Quán để lộ chân tướng chúa tôi, Trang nhận ra ngay là chúa Trịnh, bèn bắt trói, đem nộp cho quân Tây Sơn. Lý Trần Quán ân hận vì đã làm chúa bị bắt liền tìm đến cái chết, tự chui vào quan tài, nhờ người nhà chôn cất.

Trên đường bị áp giải dừng lại ở quán nước, Trịnh Khải vớ con dao trên bàn đâm cổ tự vẫn. Dao vừa đâm vào cổ, vết thương chưa sâu, người áp giải vội giằng lấy con dao, ông bèn lấy ngón tay chọc vào cổ mà xé vết thương rộng ra để chết. Sau đó ông được Nguyễn Huệ khâm liệm tống táng chu đáo. Năm đó Đoan Nam Vương 24 tuổi, ở ngôi chúa được 4 năm, đúng như dự liệu của Trịnh Sâm, cơ nghiệp không bền.(ôi,hồng nhn bạc mệnh...)

Sau khi Trịnh Khải chết, nhân lúc Tây Sơn rút về, phe cánh họ Trịnh bèn tìm lập bác Trịnh Khải là Trịnh Bồng làm chúa nhưng chẳng bao lâu thì lại bị Nguyễn Hữu Chỉnh đánh dẹp, chính thức chấm dứt nghiệp họ Trịnh.

Trịnh Khải theo lời nhận xét của Nguyễn Huệ thì " người đẹp trai thế này mà phải chết". Cho nên, Trịnh Khải cũng là mỹ nam tử.
[/quote]



Về Đầu Trang Go down
 
Những mỹ tử trong lịch sử Việt Nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CHỨC TƯỚC CỦA CÁC BÀ TRONG CUNG NGUYỄN
» DIỄN BIẾN LỊCH SỬ CHIẾN TRANH VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 - 1975
» Hệ thống sinh vật siêu nhiên trong truyện cổ Việt Nam.
» LỊCH SỬ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI ĐẠI PHONG KIẾN( Phần 2 từ thời Lê Trang Tông trở về sau)
» LỊCH SỬ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI ĐẠI PHONG KIẾN( Phần 1 từ thời An Dương Vương đến trước thời Hậu Lê)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
khac_CLUB :: Thư viện :: Kiến thức tổng quát-
Chuyển đến